Nguy cơ cúm H7N9 xâm nhập vào Việt Nam rất lớn

Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 17:58, 13/04/2013

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, là nước có chung đường biên giới với Trung Quốc nên nguy cơ cúm A(H7N9) xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN


Ngày 13-4, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chứchội nghị “Triển khai công tác phòng chống dịch cúm A (H7N9)" với sự tham gia củađại diện các bộ, ngành liên quan.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Đếnnay, tại Trung Quốc đã có 43 ca nhiễm cúm A(H7N9); trong đó có 11 ca tử vongtrên địa bàn 4 tỉnh, thành phố phía đông Trung Quốc là Thượng Hải, An Huy, GiangTô và Chiết Giang. Tất cả các trường hợp mắc bệnh ở Trung Quốc đều bị viêm đườnghô hấp nặng với triệu chứng là: sốt, ho và khó thở. Là nước có chung đường biêngiới với Trung Quốc nên nguy cơ cúm A (H7N9) xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt tất cả các cấp của hệ thốngy tế từ Trung ương đến địa phương tăng cường giám sát, bảo đảm phát hiện sớm cácổ dịch; đồng thời, có các văn bản yêu cầu sự phối hợp của các bộ, ngành liênquan trong hoạt động phòng chống cúm A (H7N9).

Bộ Y tế đã phê duyệt "Kế hoạchhành động phòng chống dịch cúm A (H7N9) tại Việt Nam" nhằm phát hiện sớm, xử lýkịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch cúm.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tếnhận định: Dịch bệnh cúm A (H7N9) có nguy cơ xâm nhập, lan truyền và bùng phátdịch rất cao ở Việt Nam. Nguyên nhân là do chủng virus mới cúm A (H7N9) chưa từnggây bệnh cho người, có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm. Tại Trung Quốc, đãphát hiện virus cúm A (H7N9) trên chim bồ câu bán tại chợ nhưng chưa có bằngchứng về việc virus cúm A (H7N9) lây truyền từ gia cầm sang người hoặc từ ngườisang người.

Bên cạnh đó, tình hình dịch tại Trung Quốc liên tục gia tăng, diễnbiến phức tạp, rải rác nhiều tỉnh gây khó khăn trong việc kiểm soát sự lâytruyền và khống chế dịch. Đặc tính của virus cúm A dễ biến đổi, tính thích nghicao nên nguy cơ lây nhiễm từ người sang người là có thể xảy ra. Vấn đề vậnchuyển, nhập lậu gia cầm qua biên giới hết sức phức tạp khó có khả năng ngănchặn; việc giao lưu đi lại của người dân giữa hai quốc gia là rất lớn, trong khiđó cộng đồng chưa có miễn dịch.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu cũng cho biết: Đến nay, tại Việt Nam chưaghi nhận trường hợp mắc bệnh cúm A (H7N9) trên người cũng như trên gia cầm. Tuynhiên, tại Việt Nam, đầu năm 2013 đã ghi nhận 1 trường hợp mắc và tử vong do cúmA (H5N1). Đáng chú ý hiện nay có một số ổ dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm tại ĐồngTháp và chim yến tại Ninh Thuận. Vì vậy, số trường hợp mắc trên người có thể sẽtiếp tục gia tăng do các ổ dịch cúm trên gia cầm, thủy cầm, chim vẫn xảy ra rảirác; việc xử lý triệt để ổ dịch ở các loài chim là khó khăn; đặc biệt hiện tượngnhiễm virus không biểu hiện bệnh ở thủy cầm.

Theo các chuyên gia y tế: Cúm A (H7N9) hiện chưa rõ nguồn lây bệnh cũng nhưphương thức lây truyền, chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người. viruscúm A (H7N9) ở người có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm; độ tuổi mắc bệnh caoở nhóm trên 60 tuổi, chủ yếu là nam giới; thời gian từ ngày khởi phát đến khixác định trung bình là 10,76 ngày. Hiện chưa có vắcxin phòng bệnh; các biệnpháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, ngăn ngừa lâytruyền tại cộng đồng.

Trước tình hình trên, để phòng chống cúm A(H7N9) có hiệu quả, Bộ Y tế sẽ phốihợp với ngành nông nghiệp giám sát, xử lý triệt để các ổ dịch trên các đàn giacầm, thủy cầm, chim trời không để lây lan sang người; tăng cường công tác antoàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường năng lực xét nghiệm xác định bệnh cúmA (H7N9), giám sát chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh trên người.

Đồng thời, thiếp lập mạng lưới các bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnhnhân; tăng cường năng lực, trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứubệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong; tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến vềphác đồ điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H7N9) ở người; tổ chức chiến dịchtuyên truyền vận động nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân;phối hợp với các bộ ngành liên quan tăng cường giám sát, kiểm tra nhập khẩu giacầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới; quản lý mua bán gia cầm.

Bộ Y tế tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Y tếthế giới để chia sẻ thông tin dịch bệnh, các biện pháp giám sát; huy động sự hỗtrợ thuốc, trang thiết bị, vật tư phòng chống dịch; thành lập Trung tâm hànhđộng khẩn cấp về các bệnh mới nổi.

Thu Phương (TTXVN)