Tăng giá điện: Dân chưa kịp 'ý kiến'
Thị trường - Ngày đăng : 14:48, 01/08/2013
Vẫn còn những câu hỏi treo "lơ lửng" cần Bộ Công thương và EVNgiải thích, để người dân, doanh nghiệp dù buộc phải mua điện giá cao hơn, nhưngkhông thấy bức xúc mỗi lần giá leo thang.
Chưa kịp phát biểu
Như báo chí đưa tin, ngày 31-7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bất ngờ thông báo điềuchỉnh tăng giá điện bình quân lên 5%.
Cho dù, đã có những thông tin trước đó như để "đón đầu" nhằm ổn địnhtâm lý người dân. Chẳng hạn việc Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chínhphủ Vũ Đức Đam đã nói về khả năng tăng giá điện, một số nguyên nhân phảităng và yêu cầu Bộ Công thương, EVN lấy ý kiến người dân trước khi tănggiá điện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bất ngờ, vì chỉ ngay sau đó chỉ mộtngày, giá điện đã tăng mà chẳng người dân nào được lấy ý kiến.
Ảnh: Vũ Điệp |
Lý do để tăng giá điện lần này, theo EVN là nhằm bù đắp một phần chiphí phát điện tăng, do giá than và giá khí tăng (giá than từ ngày20/4/2013 tăng từ 37-41% tùy loại). Còn Bộ trưởng Đam giải thích cặn kẽhơn: nhằm đưa giá điện tiệm cận giá thị trường, chấm dứt tình trạng bùlỗ..., cho dù tăng giá điện cũng phải "trả giá" nhất định là gây khókhăn thêm cho doanh nghiệp và có thể tạo tâm lý khiến lạm phát quay lại.
Như vậy, không thế nói rằng, việc điều chỉnh giá điện chưa được Chínhphủ và các cơ quan liên quan thẩm định, kiểm tra, lý do điều chỉnh giáchưa được cân nhắc. Thực sự, nó đã được cân nhắc về nhiều mặt. Theo cáchnói của đại diện Văn phòng Chính phủ và EVN thì dường như giá điệnkhông thể không tăng.
Thực ra, lý do điều chỉnh giá điện sâu xa hơn nằm ở chỗ, trong khivẫn đang phải chuẩn bị cho một chương trình đầu tư lớn, thì tài chínhcủa EVN vẫn có dấu hiệu mất cân bằng. Nguyên nhân là do những khoản nợ,thua lỗ từ nhiều năm trước để lại quá lớn và chỉ có tăng giá điện mớigiúp cân bằng được.
Cần nhớ, từ tháng 7-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết địnhsố 854/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tưphát triển 5 năm (2011 - 2015) của EVN. Căn cứ vào quyết định này, liênbộ Công thương - Tài chính đã tính toán và trình Thủ tướng Chính phủ lộtrình giá điện năm 2013-2015.
Đến thời điểm này, áp lực tăng giá điện càng lớn, do giá than bán chođiện điều chỉnh như nói ở trên. Riêng khoản này, theo tính toán của BộCông thương, làm tăng chi phí mua điện của EVN từ các nhà máy nhiệt điệnchạy than khoảng 3000-4000 tỉ đồng.
Báo cáo tài chính được kiểm toán của EVN tính đến 31-12-2012 chobiết, EVN còn lỗ sản xuất kinh doanh điện khoảng 7.900 tỉ đồng và lỗchênh lệch tỉ giá khoảng 15.000 tỉ đồng. Với các khoản lỗ này, nếu EVNkhông tăng giá điện sẽ không có nguồn bù đắp, vì cơ bản ngân sách nhànước hiện nay không cấp cho tập đoàn này để đầu tư.
Những câu hỏi treo "lơ lửng"
Tuy nhiên, việc quyết định tăng giá điện vào thời điểm này đã hợp lýchưa, những cơ sở để điều chỉnh giá đã thực sự đầy đủ, toàn diện chưalại là chuyện khác. Có rất nhiều vấn đề dường như chưa được EVN nhắc tớitrong bản thông báo về lý do, căn cứ tăng giá điện của mình.
Thứ nhất là vào thời điểm này, hoạt động sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp vẫn còn đang rất khó khăn. Theo các số liệu mới công bố củatổng cục Thống kê, tồn kho nhiều ngành hàng còn rất lớn.
Điện là một khoản chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí giá thành củanhiều ngành sản xuất: thép, phân bón, hóa chất, may mặc, xi măng... Dođó, chắc chắn, đợt điều chỉnh giá này là một cú sốc với các doanh nghiệptrong lĩnh vực này, làm chồng chất thêm khó khăn cho cộng đồng doanhnghiệp.
Thứ hai, EVN đã đưa ra một số con số tính toán về tác động đến đờisống người dân, từng hộ gia đình như: các hộ nghèo và thu nhập thấp sửdụng điện sinh hoạt đến 50 kWh/tháng sẽ không tăng chi, các hộ sử dụngđiện sinh hoạt 100 kWh/tháng chỉ tăng 6.800 đ/tháng, 150 kWh/tháng chỉtăng 10.650 đ/tháng, v.v... Song, chắc chắn, giá điện tăng lần này sẽảnh hưởng không nhỏ, vì điện là chi phí đầu vào của rất nhiều ngành,dịch vụ và nó còn có tác động gián tiếp, nhiều vòng đến đời sống, sinhhoạt.
Hơn nữa, đến thời điểm hiện tại, đời sống của đa số người dân vẫn vôcùng khó khăn, do rất nhiều cán bộ, công nhân viên chức, cán bộ, côngnhân các doanh nghiệp bị giảm lương, chậm lương... Liên tiếp các đợtđiều chỉnh giá xăng, nay lại điều chỉnh giá điện, giá gas và rồi có thểlà giá nước sạch... đang làm kiệt quệ sức mua của người dân.
Đáng lưu ý, trong các khoản thua lỗ của EVN - một lý do phải tăng giáđiện - có cả những khoản thua lỗ do trước đây EVN đầu tư ngoài ngành đểlại. Đó là đầu tư vào công ty Viễn thông điện lực EVN Telecom, công tynày thua lỗ, phải giải thể, sáp nhập và nguyên chủ tịch EVN Đào Văn Hưngđã phải mất chức. Ngoài ra, tỷ lệ thất thoát điện năng hiện nay còn rấtcao. Vấn đề đặt ra là tại sao, người dân lại phải trả cả tiền điện chomột phần lý do về đầu tư, quản lý kém hiệu quả của EVN?
Sự minh bạch trong những vấn đề tài chính của EVN để điều chỉnh giáđiện còn là vấn đề lớn mà nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp vàngười dân băn khoăn. Theo một chuyên gia trong nhóm thẩm định giá của bộTài chính, khi thảo luận về vấn đề điều chỉnh giá điện, sau cuộc họp,EVN thậm chí thu hết lại các tài liệu đã phát nhằm ngăn những tư liệunày... không lọt ra ngoài.
Hơn nữa, trong thời điểm hiện nay, do sản xuất, kinh doanh nhiềungành đang đình trệ, nhu cầu tiêu thụ điện giảm. Những tính toán về nhucầu tiêu thụ điện tăng (căn cứ trên mức dự báo tăng trưởng cao) khôngcòn chính xác. Vì thế, khả năng điều chỉnh giảm bớt nhu cầu đầu tư...cũng cần phải được Bộ Công thương, EVN tính tới để giảm đầu tư, giảm mứchuy động vốn và giảm sức ép điều chỉnh giá điện.
Còn lý do là giá điện Việt Nam nằm trong nhóm các nước có giá điệnthấp nhất khu vực, phải điều chỉnh tăng cho bằng các nước có trình độphát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn hẳn như TháiLan, Singapore... cũng không thuyết phục nữa.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, giá điện Việt Nam hiện đã caohơn một số nước như Lào, Myanmar, Indonesia... Còn tại các diễn đàn kinhdoanh của hội nghị nhóm Tư vấn các nhà tài trợ (CG) gần đây, các nhàđầu tư nước ngoài đã khẳng định, giá điện của VN hiện nay là đã cao chứkhông còn cạnh tranh, là một yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài như nhữngnăm trước đây nữa...
Dù sao, giá điện đã tăng và người dân, doanh nghiệp buộc phải chấpnhận. Nhưng vẫn còn treo lơ lửng bao nhiêu câu hỏi đó, cần Bộ Côngthương và EVN giải thích để người dân, DN dù buộc phải mua điện giá caohơn nhưng không thấy băn khoăn, bức xúc mỗi lần giá leo thang.
Mạnh Quân (VNN)