Thông báo Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

Tin tức - Ngày đăng : 05:57, 10/10/2013

Ngày 9-10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã kết thúc sau 10 ngày làm việc.




Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 30-9 đến ngày9-10-2013, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đãhọp Hội nghị lần thứ tám để thảo luận, cho ý kiến về: tình hìnhkinh tế-xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm2014; tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về kinh tế-xãhội; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; dự thảo sửa đổiHiến pháp năm 1992; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8(khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; và một sốvấn đề quan trọng khác liên quan đến công tác xây dựng Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị.



Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

1- Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và ra Kết luận về tìnhhình kinh tế-xã hội năm 2013 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014; tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI củaĐảng về phát triển kinh tế-xã hội, trọng tâm là thực hiện ba khâu độtphá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăngtrưởng và nhiệm vụ, giải pháp sắp tới.

Trong gần 3 năm qua, tình hìnhthế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Trong nước, những hạn chế vốncó của nền kinh tế cùng nhiều khó khăn khác làm cho lạm phát tăng cao,ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởngchậm lại, sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức cạnh tranh cònthấp trong khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó là thiêntai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội vàphúc lợi xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường ngày càng cao, trongkhi chúng ta phải dành nhiều nguồn lực để bảo đảm quốc phòng, an ninh vàbảo vệ chủ quyền đất nước.

Trước diễn biến phức tạp mới củatình hình thế giới và trong nước, ngay sau Đại hội XI, Đảng và Nhà nướcta đã kịp thời điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm theo hướng tậptrung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độtăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội… Chính phủ đã điều hành quyếtliệt, phù hợp với thực tế tình hình. Đây là những quyết sách kịp thời,đúng đắn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xãhội của đất nước.

Nhờ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và nỗlực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn quân, cộngđồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế-xã hội đã chuyển biến tích cực,đúng hướng trên hầu hết các lĩnh vực, đạt được những kết quả quan trọng,khá toàn diện: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát;kinh tế dần được phục hồi, đạt mức tăng trưởng khá; tái cơ cấu kinh tếgắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt kết quả bước đầu; các đột pháchiến lược được triển khai đồng bộ; văn hóa, xã hội tiếp tục có tiến bộ,an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân có bước cải thiện; quảnlý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khíhậu được tăng cường; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm,chống lãng phí đạt được một số kết quả; quốc phòng, an ninh, chủ quyềnquốc gia được bảo đảm; hoạt động đối ngoại đạt được nhiều kết quả tíchcực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên cũng còn nhiềuhạn chế, yếu kém. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chếnhưng chưa thật vững chắc. Nợ xấu còn cao, hiệu quả, sức cạnh tranh củanền kinh tế còn thấp. Sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, doanhnghiệp khó tiếp cận vốn, sức mua chậm phục hồi, số doanh nghiệp giảithể, ngừng hoạt động còn lớn. Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng còn chậm so với yêu cầu. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cònthấp. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng chưa đạtyêu cầu. Triển khai thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược tuy đạt được mộtsố kết quả bước đầu nhưng vẫn còn chậm. Lĩnh vực văn hóa, xã hội cònnhiều hạn chế yếu kém. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trườngcòn nhiều bất cập. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạtyêu cầu đề ra. An ninh chính trị vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố gây mấtổn định. Bảo vệ chủ quyền quốc gia còn nhiều thách thức.

BanChấp hành Trung ương Đảng đã phân tích nguyên nhân kết quả và hạn chế,thiếu sót, nhất là nguyên nhân chủ quan; nêu những bài học kinh nghiệmsau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về kinh tế-xã hội;nhấn mạnh mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế-xã hội 2 năm 2014-2015 là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; phục hồităng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh gắn với tái cơ cấu nền kinh tế vàthực hiện 3 đột phá chiến lược. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xãhội, cải thiện đời sống nhân dân. Bảo vệ môi trường và ứng phó với biếnđổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng,lãng phí. Bảo đảm quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Năm 2014tập trung cao cho ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tháo gỡkhó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Để đạt được mục tiêu trên cần thựchiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản : Tăng cường ổn định kinh tếvĩ mô, kiểm soát lạm phát; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sảnxuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng hợp lý; đẩy mạnh tái cơ cấu nềnkinh tế; thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược; phát triển văn hóaxã hội và bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệmôi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện nghiêm các quyđịnh pháp luật liên quan đến phòng chống tham nhũng, thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí; tăng cường quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quảcông tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế; tăng cường công tácthông tin tuyên truyền tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuậntrong xã hội.

2- Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận vàquyết định ra Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ban Chấphành Trung ương Đảng nhận định: Trong điều kiện đất nước còn nhiều khókhăn, nguồn lực còn hạn hẹp, nhờ truyền thống hiếu học, sự quan tâm,chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, nỗ lực của đội ngũ nhà giáo,cán bộ quản lý, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được nhiềuthành tựu quan trọng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đó là: Thực hiện giáo dục toàn dân, nâng cao dântrí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; góp phần giáo dục ý thứccông dân, phẩm chất chính trị, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ conngười Việt Nam; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; các điều kiện đảmbảo chất lượng được tăng cường; chất lượng và hiệu quả giáo dục ở cáccấp học, trình độ đào tạo có tiến bộ; hợp tác quốc tế được mở rộng; lựclượng lao động qua đào tạo tăng khá nhanh.

Tuy nhiên, so vớiyêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là yêu cầu đổimới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững,giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập. Giáo dục vẫnchưa thực sự là quốc sách hàng đầu, chưa được ưu tiên cao trong cácchương trình phát triển kinh tế - xã hội, chưa được coi là nhân tố quyếtđịnh của phát triển đất nước.

Nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục vàđào tạo đã được nêu ra từ Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) song chậmđược khắc phục, có mặt còn nặng nề hơn. Khoa học giáo dục còn lạc hậu.Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về nhân lực của nước ta so vớicác nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tích cực chủ động góp phầnvào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Quản lýgiáo dục còn nhiều bất cập. Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn chế.Thiếu dự báo nhu cầu nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân để làm cơ sở cho công tácquy hoạch phát triển giáo dục.

Ban Chấp hành Trung ương Đảngđã phân tích sâu sắc nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của hạnchế, yếu kém; bài học kinh nghiệm qua các lần cải cách giáo dục; bốicảnh, thuận lợi, khó khăn, thách thức; những yêu cầu đặt ra đối với giáodục trong giai đoạn cách mạng mới; khẳng định sự cần thiết phải đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Ban Chấp hành Trung ương Đảngxác định: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mớinhững vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu,hệ thống, chương trình giáo dục, các chính sách, cơ chế và các điềukiện đảm bảo chất lượng giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và trìnhđộ đào tạo, ở cả Trung ương và địa phương, ở mối quan hệ giữa gia đình,nhà trường và xã hội; hướng đến phát triển năng lực người học, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếuchú trọng trang bị kiến thức sang tập trung phát triển toàn diện nănglực và phẩm chất người học.

Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ vềchất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu củasự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân. Đổimới phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, các giải pháp đồngbộ, khả thi, có cơ sở khoa học. Đổi mới căn bản và toàn diện cần vừacủng cố phát huy các thành tựu và điển hình đổi mới, vừa kiên quyết chấnchỉnh những lệch lạc, những việc làm trái quy luật; khắc phục cơ bảncác yếu kém kéo dài đang gây bức xúc; phát triển những nhân tố tích cựcmới; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tếđất nước, địa phương. Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải đượcnhận thức sâu sắc, có giải pháp hữu hiệu và lộ trình để khắc phục, vượtqua, đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới.


Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự bế mạc Hội nghị


Trên cơ sở mụctiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xácđịnh một số nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đốivới quá trình đổi mới giáo dục; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ cácyếu tố cơ bản của chương trình giáo dục theo hướng phát triển phẩm chấtvà năng lực người học; đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểmtra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, kháchquan, chính xác, theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học;hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở,học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tácquản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ vàtrách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng.

Quản lý tốt là tiền đề căn bản để dạy tốt và học tốt; phát triển độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụcvà đào tạo; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, tăng cường cơ sở vậtchất, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quảđầu tư để phát triển giáo dục; nâng cao chất lượng hiệu quả nghiên cứukhoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quảnlý; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáodục và đào tạo.

3- Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luậnvề Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp là văn kiện chính trị-pháp lý cơ bản điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, có tínhnền tảng, thể hiện bản chất của Nhà nước và chế độ; là đạo luật gốc củaNhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật, bảođảm sự ổn định chính trị-xã hội và chủ quyền quốc gia; phản ảnh được ýchí, nguyện vọng của nhân dân. Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là nhiệmvụ đặc biệt quan trọng của Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị,đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Ban Chấp hànhTrung ương Đảng nhận định, trong thời gian qua, chúng ta đã phát huy caođộ tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm, động viên các tầng lớp nhândân tích cực tham gia ý kiến xây dựng Hiến pháp; việc đóng góp ý kiếnxây dựng Hiến pháp thực sự là đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý dân chủsâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị, góp phầnnâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổchức đối với việc xây dựng Dự thảo Hiến pháp 1992 cũng như thực thi Hiếnpháp sau này.

Bám sát Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, pháttriển năm 2011), các văn kiện của Đảng và các nghị quyết, kết luận củaBan Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu, nhữngquan điểm cơ bản, định hướng lớn của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Ủyban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã nghiêm túc tiếp nhận, nghiên cứu, tiếpthu ý kiến các đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân để chỉnh lý,hoàn thiện Dự thảo Hiến pháp 1992.

Ban Chấp hành Trung ươngĐảng đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với một số nội dung quantrọng của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: về vai trò lãnh đạo của Đảng;về vị trí của Công đoàn Việt Nam; về thành phần kinh tế; về thu hồi đất;về quy định bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hộibầu hoặc phê chuẩn; về chính quyền địa phương; về Hội đồng Hiến pháp; vàmột số nội dung quan trọng khác.

Ban Chấp hành Trung ươngĐảng đã ra Kết luận về việc hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm1992 để Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 tới đây.

4- BanChấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, thảo luận, đánh giá kết quả 10 nămthực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốctrong tình hình mới. Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định: Nghị quyếtTrung ương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mớiđã được các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai, học tập, thực hiện nghiêmtúc; quá trình thực hiện Nghị quyết luôn đặt trong sự gắn kết với bốicảnh đa dạng, phức tạp, nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn, tháchthức của tình hình quốc tế và trong nước; được vận dụng một cách sángtạo, phù hợp, đáp ứng những yêu cầu cơ bản của thực tiễn.

Quá trìnhtriển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX góp phần quantrọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổimới đất nước; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước;đổi mới, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thểchính trị, xã hội, nghề nghiệp; xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường khối đại đoàn kết toàndân tộc; thực hiện dân chủ; bảo đảm an sinh xã hội; kết hợp kinh tế vớiquốc phòng; mở rộng, tăng cường đối ngoại; bảo vệ vững chắc chủ quyền,lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng thời, giữ vững ổn định chínhtrị-xã hội, môi trường hòa bình để phát triển đất nước; kết hợp sứcmạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ củacộng đồng quốc tế; nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước trên thế giới.

Tuy nhiên, hiện nay, bối cảnh quốc tế và trong nước tiếp tục có nhữngbiến đổi sâu sắc, diễn biến mới phức tạp. Môi trường hòa bình, ổn địnhchưa thực sự vững chắc, còn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn. Công tác xây dựngĐảng, xây dựng Nhà nước, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội và đấutranh phòng, chống tham nhũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Tư tưởng,tâm trạng xã hội có nhiều vấn đề mới phát sinh. Một bộ phận cán bộ, đảngviên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Mặt trái củakinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tiếp tục tác động tiêu cực đếnđời sống xã hội. Các thế lực thù địch tăng cường chống phá sự nghiệp đổimới của đất nước với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độchơn, v.v… Những khó khăn, thách thức, hạn chế, thiếu sót trên đã vàđang đặt ra những vấn đề, yêu cầu mới rất quan trọng và cấp thiết đốivới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ban Chấp hành Trungương Đảng phân tích sâu sắc bối cảnh, dự báo xu hướng phát triển củanhững vấn đề quốc tế, khu vực và trong nước; xác định nguyên nhân, nhấtlà nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, thiếu sót; khẳng định: Trongbất kỳ tình huống nào, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đều quyết tâmbảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảovệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững ổn định chính trị-xãhội, môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo mục tiêu "dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh." Ban Chấp hành Trung ương Đảngđã tập trung thảo luận sâu sắc các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục thựchiện tốt Chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất ban hành Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

5- Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định một số vấn đềquan trọng về công tác xây dựng Đảng: Thảo luận, cho ý kiến bước đầu vềQuy chế bầu cử trong Đảng; quyết định việc thành lập các tiểu ban chuẩnbị Đại hội lần thứ XII của Đảng; và một số vấn đề quan trọng khác.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quânsiết chặt đội ngũ, tăng cường đoàn kết, thống nhất, phát huy những kếtquả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; nỗ lực phấn đấuvượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các nghị quyết, kếtluận của Hội nghị Trung ương 8, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) vềxây dựng Đảng và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, phấn đấu hoàn thànhthắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 vànhững năm tiếp theo, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

(TTXVN)