Bộ trưởng Y tế nói về sai sót tiêm vắcxin ở Quảng Trị
Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 08:57, 28/10/2013
Trẻ tiêm ngừa vắcxin. Ảnh: Phương Vy/TTXVN
Liên quan đến vụ việc 3 cháu nhỏ bị tử vong sau khi tiêm vắcxin viêm gan B tạiQuảng Trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến gửi lời chia buồn và sự cảmthông sâu sắc tới gia đình ba trẻ sơ sinh bị tử vong, đồng thời khẳng định đây làmột sự việc hy hữu, rất nghiêm trọng và chưa từng xảy ra trong lịch sử 25 nămtiêm chủng ở Việt Nam.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Bộ Y tế đã cử ngay một đoàn công tác đến tỉnh QuảngTrị để kết hợp với công an và y tế địa phương tiến hành điều tra. Và ngày10/10/2013, Công an tỉnh Quảng Trị đã quyết định khởi tố vụ án do vô ý gây tửvong 3 trẻ sơ sinh. Nguyên nhân không phải do vắcxin mà do cán bộ tiêm chủngkhông thực hiện đúng các kỹ thuật tiêm chủng, dẫn đến tử vong cho các cháu.
Bộ trưởng mong rằng các bà mẹ tiếp tục mang con đến tiêm chủng vì tương lai củatrẻ.
Bộ trưởng đồng thời gửi thông điệp đến các đồng nghiệp làm công tác tiêm chủngtrong toàn quốc là ngành y tế trong nhiều năm qua đã rất vất vả trong hoạt độngbảo vệ, phòng bệnh và giảm tử vong cho hàng triệu trẻ em, nhưng chỉ một chút sơsuất có thể dẫn đến tử vong và những tai biến rất đáng tiếc. Bởi vậy, phải làmhết trách nhiệm và đặt an toàn tiêm chủng cho trẻ lên trên hết.
Trước băn khoăn của cử tri về tình trạng phân biệt đối xử giữa người khám, chữabệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế với người khám dịch vụ, Bộ trưởng Nguyễn Thị KimTiến cho rằng điều này trong ngành y là không chấp nhận được.
Tuy nhiên, một trường hợp cá biệt không thể biến thành phổ biến, bởi vì bảo hiểmy tế Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đạt được những thành tựu rất đáng kể.Cụ thể là theo thống kê năm 2012 có 121 triệu lượt người đi khám bệnh bằng bảohiểm y tế và tỷ lệ bao phủ bảo hiểm là 68% trong cả nước. Trong tổng số nguồnthu và chi cho khám chữa bệnh trong toàn quốc thì có tới 60-80% tùy theo tuyếnlà từ bảo hiểm y tế. Như vậy, bảo hiểm y tế vẫn thu hút rất nhiều người đến khámvà chữa bệnh.
Việt Nam thực hiệnbảo hiểm xã hội và cung cấp dịch vụ y tế cơ bản với mệnh giá chỉ hơn 500.000đồng, nhưng những người tham bảo hiểm y tế vẫn được chữa bệnh, thậm chí còn đượcsử dụng các kỹ thuật cao, kể cả những bệnh mãn tính như chạy thận nhân tạo, mổtim và can thiệp tim mạch. Những chi phí đó có thể lên đến 300-4000 triệu đồngnhưng bảo hiểm y tế vẫn thanh toán.
Gần đây bảo hiểm y tế chưa hấp dẫn được người dân là do giá dịch vụ y tế qua 17năm vẫn chưa thay đổi và rất thấp (ví dụ tiền khám bệnh có 3.000 đồng). Chính vìvậy, Thông tư 04 liên bộ đã điều chỉnh giá dịch vụ 3/7 yếu tố về chi phí về khámbệnh, tiền giường bệnh và một số chi phí trực tiếp. Như vậy, người bệnh trướcđây do giá thấp nên phải bỏ tiền ra để bù vào giá thật thì hiện nay đã được bảohiểm thanh toán; đặc biệt là đối với những người nghèo và người cận nghèo.
Hiện nay, người nghèo được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí mua bảo hiểm y tế, ngườicận nghèo là 70%. Một số tỉnh lại bỏ thêm 30% mua hết cho người cận nghèo.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết điều chỉnh giá dịch vụ y tế thực chất có3/7 yếu tố để tạo thành giá. Trong 3 yếu tố đó thì mới tính từ 60-90% thôi chứchưa tính hết 100% của 3/7 yếu tố đó. Cho nên khi điều chỉnh giá dịch vụ thì cơsở vật chất chưa thể tăng lên ngay được và cũng không thể nào giảm tải được bệnhviện.
Quá tải bệnh viện là do số giường bệnh/10.000 dân của chúng ta quá thấp, hiện là2,5 giường bệnh/10.000 dân, nhưng tối thiểu phải đạt 39 giường bệnh/10.000 dân.Muốn giảm tải thì phải tăng số giường bệnh và mở thêm bệnh viện.
Thời gian qua, Chính phủ đã hỗ trợ xây các bệnh viện mới ở huyện và các bệnhviện tuyến tỉnh ở vùng khó khăn. Tại tuyến Trung ương, Bộ Y tế cũng đã đầu tưthêm bệnh viện K Tân Triều cơ sở 3, Bệnh viện Nội tiết cơ sở mới, xây thêm tòanhà ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy, xây thêm tòa nhà mới của Bệnh viện Da liễu; đồngthời sẽ xây thêm tòa nhà mới của bệnh viện Lão khoa, mở mang thêm các khoa khámbệnh, buồng bệnh trong các bệnh viện nhưng chỉ là cơi nới vì diện tích khôngthay đổi.
Gần đây nhất là quyết định của Chính phủ chi khoảng 20.000 tỷ đồng để xây mớinhững cơ sở 2 của các bệnh viện ở tuyến cuối cho 5 chuyên khoa quá tải tại HàNội và Thành phố Hồ Chí Minh, xây các bệnh viện quy mô khoảng 1.000 giường trởlên. Muốn làm được những việc này phải thực hiện không dưới 3 năm và để chờnhững kết quả đó phải có thời gian.
Giải pháp căn cơ, cơ bản lâu dài và đã triển khai rồi tức là xây dựng mạng lướibệnh viện vệ tinh của 5 chuyên khoa quá tải. Bệnh viện vệ tinh chính là các bệnhviện tuyến tỉnh mà Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các bệnh viện tuyến cuối chuyển giao cáckỹ thuật cao cho tuyến dưới. Sau khi được chuyển giao, tuyến tỉnh sẽ tự làmnhững kỹ thuật đó mà không cần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
"Chúng tôi xây 49 bệnh viện vệ tinh đối với 5 chuyên khoa quá tải của 36 tỉnh.Đồng thời, Bộ tăng cường thí điểm mạng lưới bác sỹ gia đình để cán bộ y tế sátvới người dân hơn và chăm sóc những bệnh đơn giản, thông thường mà không cầnphải đến bệnh viện," Bộ trưởng Y tế cho biết.
Một điểm nữa là hiện nay, 40% bệnh nhân đã đến khám bệnh tại các trạm y tế xã.Chính vì vậy, Bộ Y tế sẽ trình Ban cán sự Đảng, Chính phủ và Bộ Chính trị “Đề ánvề y tế cơ sở”; trong đó xây dựng chuẩn về trạm y tế quốc gia mới. Theo chuẩn đóthì bệnh nhân khám bảo hiểm y tế sẽ yên tâm khám chữa những bệnh thông thườngvới chất lượng cao.
Bộ trưởng khẳng định toàn ngành y tế đang nỗ lực hết mình để thực hiện các giảipháp đó và hy vọng trong tương lai không xa sẽ có những thay đổi lớn, trước tiênlà giảm tải và sau đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.