6 tác dụng nổi bật của quả vải

Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 15:40, 17/06/2015

Quả vải có giá trị dinh dưỡng và y học vô cùng độc đáo.


Kháng ung thư: Thịt của quả vải chứa nhiều hợp chất flavonoid và các chất kháng ô-xi hóa. Những chất này có chức năng kháng ung thư. Đối với những bệnh nhân ung thư đang được hóa trị liệu thì quả vải còn có tác dụng bảo vệ cơ thể trước những tác động có hại của phương pháp điều trị này. Sở dĩ quả vải có những đặc tính kháng ung thư mạnh mẽ là nhờ vào nguồn hợp chất polyphenol dồi dào.

Điều hòa huyết áp: Potassium (kali) là một loại khoáng tố cần thiết mà cơ thể cần để kiểm soát huyết áp. Hiệp hội Tim mạch Mỹ đề nghị rằng những người có huyết áp cao nên ăn những loại thực phẩm giàu kali như quả vải. Một chén nước vải có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 325 mg kali, tức khoảng 9% lượng kali được đề nghị cho cơ thể mỗi ngày. Bên cạnh đó, quả vải là một loại trái cây có hàm lượng sodium (natri) rất thấp, vì vậy đây là loại thức ăn lý tưởng cho việc điều hòa, kiểm soát huyết áp.

Chứa ít calorie: Người đang thực hiện những chế độ dinh dưỡng nhằm giảm cân thì bạn đừng quên quả vải. Một chén vải chỉ cung cấp cho bạn 125 calories, đồng thời giúp bạn giảm sự thèm ngọt. Thịt quả vải chứa hàm lượng chất béo không đáng kể lại có nhiều chất xơ.

Giàu vitamin: Ngoài vitamin C, vitamin E, vitamin K..., vải còn chứa nhiều vitamin B6. Vitamin B6 tham gia vào một số tiến trình của cơ thể như tiêu hóa, phân hủy thức ăn, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu và giúp cơ thể chống viêm.

Tăng cường miễn dịch: Một chén nước vải chứa 135 mg vitamin C. Đây là hàm lượng vitamin C tương đối cao, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật, nhất là các bệnh cảm, cúm...

Chất giảm đau thiên nhiên: Nhờ giàu hợp chất flavonoid nên quả vải còn có tác dụng như một chất giảm đau do khả năng chặn đứng quá trình viêm cũng như ngăn chặn sự tổn hại các mô trong cơ thể.

Theo Sức khỏe và Đời sống