Đề thi, bài giải môn Địa lý THPT quốc gia 2016

Giáo dục và đào tạo - Ngày đăng : 11:43, 03/07/2016

Sáng 3-7, các thí sinh đã hoàn thành bài thi môn Địa lý THPT Quốc gia 2016.


Báo Hải Dương xin gửi tới bạn đọc đề thi và gợi ý đáp án môn Địa lí do tổ giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI thực hiện:

Đề thi:

Đề thi, bài giải môn Địa lý THPT quốc gia 2016 - ảnh 1

Gợi ý đáp án:

Câu 1 (2,0 điểm)

1. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta

-  Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Ban hành Sách đỏ Việt Nam

- Quy định việc khai thác.

2. Những ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

- Tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng

- Các thành phố thị xã là thị trường tiêu thụ lớn, tạo việc làm, … tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội

- Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động

Câu II (2,0 điểm)

1.  Các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng có quy mô:

- Từ 9 – 40 nghìn tỉ đồng: Bắc Ninh, Phúc Yên.

-  Từ 40 – 120 nghìn tỉ đồng: Hải Phòng.

-  Trên 120 nghìn tỉ đồng: Hà Nội.

2. Các khu kinh tế ven biển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Chân Mây – Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội

Câu III (3,0 điểm)

1. Bảng xử lí số liệu:

Bảng cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế nước ta năm 2000 và 2013 (Đơn vị: %)

NămTổng sốNông - lâm - thủy sảnCông nghiệp - xây dựngDịch vụ
200010065,113,121,8
201310046,821,232,0

Tính bán kính

- Coi bán kính đường tròn năm 2000 là 1đvbk

- Bán kính đường trong năm 2013 là:

Đề thi, bài giải môn Địa lý THPT quốc gia 2016 - ảnh 2

Chú ý: Biểu đồ gồm đầy đủ thông tin tên biểu đồ, thời gian, các kí hiệu, tính bán kính.

2. Nhận xét

Lao động ở nước ta tập trung chủ yếu trong ngành kinh tế truyền thống là ngành nông – lâm – thuỷ sản (dẫn chứng) kể cả trong năm 2010 và 2013.

Tuy nhiên sự thay đổi cả về qui mô và cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta đang dần có sự thay đổi rõ rệt:

Lao động trong các ngành kinh tế đều gia tăng qua các năm (dẫn chứng)

Tỉ lệ trong cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: giảm ở ngành nông – lâm – thuỷ sản, tăng đối với công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Đặc biệt ngành dịch vụ tăng mạnh nhất (dẫn chứng)

Lí giải điều này là điều dễ dàng vì đây đúng là chủ trương phát triển của nền kinh tế của Nhà nước cũng như xu hướng chung của kinh tế. Các ngành kinh tế đều gia tăng về qui mô nhưng tỉ lệ ngành truyền thống có xu hướng giảm dần, thay vào đó là sự gia tăng tỉ lệ nhanh chóng của các ngành dịch vụ.

Câu IV (3,0 điểm)

1. Thế mạnh về nguồn lực nguyên liệu tại chỗ của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của nước ta:

Nguồn nguyên liệu dồi dào: từ trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản.

- Trồng trọt phục vụ đa dạng cho nhiều ngành nghề như: xay xát; đường mía; chế biến chè, cà phê, thuốc lá; công nghiệp rượu bia, nước giải khát; sản phẩm đồ hộp...Tất cả các ngành này đều có tốc độ sản xuất tăng nhanh, bước đầu đáp ứng được nhu cầu và cung cấp mặt hàng cho xuất khẩu. Phân bố gần các vùng nguyên liệu dồi dào như đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng.

- Chế biến sản phẩm chăn nuôi chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lấy thịt, sữa, trứng nói riêng còn ở địa vị thứ yếu so với ngành trồng trọt.

- Chế biến thủy, hải sản: Với diện tích mặt nước đa dạng ở các ao hồ, sông suối cộng với vùng biển rộng lớn. Các nghề chính như: làm mắm; chế biến tôm đông lạnh...đây là những ngành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, bên cạnh đó lại có thị trường lớn, cung cấp cho xuất khẩu.

* Một số sản phẩm thuộc ngành này lại trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, vì:

· Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ngành công nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm: Có các đồng bằng màu mỡ, nền nhiệt cao mưa nhiều, nguồn nước dồi dào…

· Nguồn nguyên liệu dồi dào, khối lượng sản xuất ra lớn. Bên cạnh đáp ứng được nhu cầu của người dân thì đây là nguồn nguyên liệu cung cấp cho xuất khẩu.

· Lực lượng lao động tham gia đông, giá rẻ và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

· Được sự hỗ trợ của chính sách Nhà nước

2. ĐBSCL có nhiều thế mạnh và hạn chế về tài nguyên đất đối với việc phát triển nông nghiệp

Thế mạnh: Có 3 nhóm chính đó với diện tích lớn:

Đất phù sa ngọt: Có diện tích là 1,2 triệu ha, chiếm hơn 30% diện tích tự nhiên của đồng bằng, phân bố thành một dải dọc sông Tiền, sông Hậu. Đây là điều kiện thuận lợi cho trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác.

Đất phèn: Với diện tích lớn nhất, hơn 1,6 triệu ha (chiếm 41% diện tích đồng bằng), bao gồm đất nhiều phèn, đất phèn ít và trung bình. Phân bố ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau. Đất mặn với gần 75 vạn ha chiếm 19% diện tích đồng bằng phân bố thành vành đai ven biển Biển Đông và vịnh Thái Lan. Đây là nơi trồng và phân bố các loại cây công nghiệp, phát triển rừng phòng hộ và các hệ sinh thái đất phèn, đất mặn.

Hạn chế:

Phần lớn diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước... Trên những loại đất này việc phát triển nông nghiệp mang lại năng suất và chất lượng thấp.

Trong thời gian vừa qua tình trạng xâm nhập mặn ở đây diễn ra hết sức nghiêm trọng, vì:

- Độ cao địa hình đồng bằng thấp so với mức nước biển

- Thường xuyên ảnh hưởng của triều cường

-  Mùa khô kéo dài là điều kiện cho việc xâm nhập mặn

- Ảnh hưởng bởi dòng chảy của hệ thống sông Mê Kông

- Sự tác động của các hoạt động kinh tế

- Sự tác động của các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Kông


Theo Tiền phong