Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng người dân trong sáp nhập, chia tách thôn, khu dân cư

Xã hội - Ngày đăng : 09:26, 25/10/2018

Chiều 24.10, Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Sở Nội vụ về đề án sáp nhập, chia tách thôn, khu dân cư (KDC) trên địa bàn tỉnh.


Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại Sở Nội vụ về đề án sáp nhập, chia tách thôn, khu dân cư trên địa bàn tỉnh chuẩn bị cho kỳ họp HĐND tỉnh tới đây

Sở Nội vụ đã trình 2 phương án sáp nhập thôn, KDC. Phương án 1, thực hiện theo Thông tư 09/2017/TT-BNV, toàn tỉnh có 272 thôn, KDC không đủ 50% quy mô hộ gia đình theo quy định; đề nghị sáp nhập 188 thôn, KDC. Những thôn, KDC không đề nghị sáp nhập vì có địa hình nằm biệt lập với các thôn, KDC khác; khác biệt về lịch sử, truyền thống, tôn giáo... Phương án 2, thực hiện việc sáp nhập theo quy định của thông tư mới, dự kiến ban hành trong tháng 11.2018. Theo đó có 150 thôn, KDC không đủ 50% quy mô hộ gia đình theo quy định; đề nghị sáp nhập 116 thôn, KDC. 

Toàn tỉnh hiện có 9 thôn có quy mô dân số quá lớn được các huyện đề nghị chia tách. Cụ thể, các huyện Kinh Môn, Nam Sách, Cẩm Giàng, mỗi địa phương 1 thôn, huyện Thanh Hà 4 thôn, huyện Gia Lộc 2 thôn. Năm 2018, chia tách xong các thôn có quy mô dân số lớn thành các thôn có quy mô hợp lý. Năm 2019 sẽ sáp nhập thôn, KDC có quy mô hộ gia đình chưa bảo đảm 50% theo quy định.

Sau khi nghe báo cáo, đoàn giám sát đề nghị Sở Nội vụ dựa vào Thông tư 09/2017/TT-BNV hoàn thiện đề án theo phương án 1 trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước khi trình tại kỳ họp HĐND tỉnh. Xây dựng lộ trình cụ thể, rõ ràng, trong đó năm 2019 hoàn thành chia tách, sáp nhập toàn bộ các thôn, KDC nằm trong quy định. Bổ sung đề án, làm rõ vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong chỉ đạo, tuyên truyền, vận động tạo sự nhất trí, đồng thuận trong nhân dân. Có các giải pháp bố trí công tác cho đội ngũ cán bộ của các thôn, KDC thuộc diện sáp nhập; làm tốt việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân...

PV