Kế hoạch thực hiện chương trình OCOP năm 2021
Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 19:48, 11/01/2021
1. Tuyên truyền về chương trình
- Công tác tuyên truyền về OCOP phải thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình.
2. Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về OCOP, lựa chọn nội dung đào tạo phù hợp với từng đối tượng.
- Tập huấn cho 100% lãnh đạo doanh nghiệp, HTX, chủ hộ sản xuất đăng ký tham gia OCOP; cán bộ quản lý thực hiện chương trình.
- Tổ chức đào tạo nghề cho lao động ở các doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể tham gia OCOP.
- Tổ chức cho cán bộ thực hiện chương trình cấp tỉnh, huyện, các chủ thể tham gia đi học tập kinh nghiệm tại các tỉnh ngoài.
3. Đăng ký sản phẩm
- Các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các chủ thể đăng ký sản phẩm tham gia OCOP; xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
- Khảo sát, đánh giá nhóm sản phẩm được lựa chọn để có cơ sở hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm.
4. Chuẩn hóa, nâng cấp và phát triển sản phẩm OCOP
- Tư vấn chuẩn hóa sản phẩm: Hỗ trợ khảo sát, tư vấn xây dựng hồ sơ, tem bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại cho 1 sản phẩm.
- Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm: Hỗ trợ kinh phí thực hiện xác lập quyền sở hữu trí tuệ, duy trì và phát triển thương hiệu; hỗ trợ hoàn thiện quy cách đóng gói, thiết kế, in bao bì nhãn mác...
- Hỗ trợ phát triển sản xuất như mua máy móc, thiết bị, dây chuyền phục vụ sản xuất; xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các điểm trưng bày, cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP.
- Thưởng cho các sản phẩm đạt 3, 4, 5 sao lần lượt 30 triệu đồng/sản phẩm, 20 triệu đồng/sản phẩm, 10 triệu đồng/ sản phẩm.
5. Tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm
- Các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào quy trình, bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP theo quy định để tiến hành đánh giá sản phẩm. Lập danh sách kèm hồ sơ và mẫu sản phẩm đạt 3sao trở lên về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, đánh giá. Sau đó trình UBND tỉnh công nhận.
6. Công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
Tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, thực hiện xúc tiến thương mại với những sản phẩm đạt 3sao trở lên; tổ chức cho các chủ thể OCOP tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế; tổ chức hội nghị kết nối giao thương giữa các chủ thể có sản phẩm OCOP với các trung tâm thương mại lớn...
7. Phát triển HTX
- Hỗ trợ thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để các HTX mới thành lập hưởng chính sách ưu đãi theo quy định.
8. Kinh phí thực hiện
- Lấy từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021, các nguồn ngân sách hỗ trợ chương trình khoa học công nghệ, khuyến công, khuyến nông và các nguồn lồng ghép.
DŨNG CƯỜNG(tổng hợp)