3 bí quyết giúp trẻ thông minh lanh lợi

Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 18:19, 10/07/2021

Thấu hiểu những biểu hiện của con, luôn khích lệ trẻ học hỏi, sáng tạo và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng là những bí quyết để cha mẹ giúp con phát triển trí thông minh, lanh lợi.

Mẹ luôn khao khát con thông minh, lanh lợi, tạo nền tảng học tập tốt và nâng cao cơ hội thành công trong tương lai. Dưới đây là 3 bí quyết để mẹ giúp con phát triển trí tuệ.

Hiểu cách con biểu hiện trí thông minh

Chúng ta thường có khuôn mẫu rằng một em bé lanh lợi, biết nói sớm, ghi nhớ tốt là thông minh. Do đó, nhiều mẹ lo lắng khi con không có những biểu hiện này.

Nutifood,  cong thuc FDI doc quyen anh 1

Nhiều mẹ lo lắng khi con biết nói muộn, phản ứng chậm so với các em bé khác

Chị Thu An (30 tuổi, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Con tôi 3 tuổi nhưng lại ít nói, cũng không thấy con tập trung khi mẹ chỉ dạy, trong khi các bé khác bằng tuổi có vẻ lanh lợi hơn, lúc nào cũng bi bô, hỏi đủ chuyện cả ngày. Đôi khi tôi cũng thấy chạnh lòng”.

Tiến sĩ Howard Gardner trong học thuyết của mình đã chỉ ra có nhiều loại hình thông minh như: Thông minh ngôn ngữ, logic toán học, hình ảnh không gian, âm nhạc, vận động thể chất, nội tâm, thiên nhiên… với biểu hiện và năng lực khác nhau. Khi nuôi dạy con, cha mẹ cần hiểu rằng mỗi đứa trẻ sẽ có những năng khiếu, sở thích, cách biểu hiện riêng và những biểu hiện này đều đáng trân trọng như nhau.

Việc áp dụng một khuôn mẫu thông minh cho con, so sánh con mình với những bé khác sẽ tạo ra những đánh giá không đúng gây áp lực tâm lý, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí thông minh của con.

Trong hành trình lớn lên cùng con, mẹ sẽ là người khai phá ra những biểu hiện thông minh của trẻ. Đây được xem là bí quyết quan trọng nhất trong hành trình giúp con trở thành tài năng tương lai.

Nuôi dưỡng con như thiên tài nhí

Trí thông minh của trẻ chịu ảnh hưởng nhiều từ sự rèn luyện đúng cách. Vì vậy, mẹ hãy là người bạn, người thầy đầu tiên ủng hộ mọi biểu hiện của con, cho con những điều kiện khai phá trí thông minh như cùng trò chuyện, đọc sách, vẽ tranh, nặn đất, đếm số, vận động, khám phá môi trường…

Khi thấy con có đam mê ở lĩnh vực nào, mẹ hãy tiếp tục ủng hộ con phát huy. Sự khích lệ của mẹ có thể giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân với tâm lý thoải mái, tích cực và từ đó phát triển trọn vẹn tiềm năng.

Nutifood,  cong thuc FDI doc quyen anh 2

Mẹ có thể cùng con tham gia nhiều hoạt động như đọc sách, vẽ tranh, nặn đất…

Quan tâm đến nhu cầu dinh dưỡng của con

Dinh dưỡng, đặc biệt trong 1.000 ngày đầu đời, được xem là nền tảng để trẻ phát triển tiềm năng trí tuệ tối ưu. Với nguồn dinh dưỡng hợp lý, trẻ có thể phát triển khỏe mạnh cả thể chất và não bộ để khám phá thế giới, từ đó tiếp thu những bài học đầu đời. Ngược lại, theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh, thiếu dưỡng chất có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và làm giảm chỉ số thông minh của trẻ.

Thế nhưng, không phải cứ cung cấp cho con thật nhiều dưỡng chất là đủ. Mẹ cần quan tâm đến nhu cầu dinh dưỡng cũng như thể trạng đặc thù của con.

Theo Zing