"Cha đẻ" của món mì tôm bày cách ăn kiểu này, thọ 96 tuổi
Ẩm thực - Ngày đăng : 10:35, 30/08/2021
“Cha đẻ” của món mì ăn liền (mì tôm) là Momofuku Ando, người sáng lập tập đoàn Nissin Food. Ông sinh năm 1910 tại Đài Loan. Ông Ando phát minh ra mì ăn liền trong những năm nước Nhật rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn do chiến tranh.
Sau nhiều lần thử đi thử lại, cuối cùng ông đã tạo ra một loại mì có hương vị đặc biệt và có thể để được lâu, chỉ cần đổ nước sôi vào là có ngay một bát mì tươi nóng hổi.
Mì ăn liền ra đời từ đó và ngày nay nó phổ biến ở hầu hết mọi quốc gia. Tùy theo từng vùng mà mỗi nơi có những loại mì tương ứng với nhiều loại hương vị khác nhau.
Mặc dù “cha đẻ” của mì ăn liền đã qua đời ở 96 tuổi nhưng ít ai biết được rằng ông ngày nào cũng ăn mì tôm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Những người thân của ông đã chia sẻ rằng, cách ăn mì tôm lành mạnh của ông Ando rất khác biệt. Đầu tiên, ông sẽ nhúng mì qua nước sôi, loại bỏ hoàn toàn phần dầu nổi bên trên, tiếp theo đó ông sẽ thêm các loại nguyên liệu khác như rau củ, thịt ăn kèm.
Việc thêm rau củ và thịt không chỉ khiến cho mì có hương vị ngon hơn hẳn mà nó còn có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, ông Ando chỉ ăn 1 bữa mì mỗi ngày mà thôi.
Mì ăn liền chứa hàm lượng carbohydrates và chất béo cao. Tuy nhiên nếu chỉ ăn nguyên mì, bạn sẽ thiếu các chất như protein, chất xơ, hơn nữa, vitamin và khoáng chất trong mì cũng vô cùng ít.
Vì vậy, nếu muốn ăn mì tôm tốt cho sức khỏe, mọi người có thể ăn kết hợp nó với các loại thực phẩm khác như dưa chuột, cà chua, trứng, thịt bò...
Lý do mì ăn liền được gọi là thực phẩm nhiều muối, thủ phạm cầm đầu chính là gói gia vị. Ví dụ mì ăn liền thông thường có tổng lượng muối 6,6g, đã vượt quá lượng muối ăn hàng ngày theo tiêu chuẩn là mỗi ngày ăn tối đa 6g muối.
Do đó, khi ăn mì, mọi người nên ăn ít gia vị hoặc không cho thêm gói gia vị vào mì. Nếu cho thêm gói gia vị thì tốt nhất không cho quá 1/4 gói.
Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), mì gói được sử dụng rộng rãi trên 50 quốc gia. Năm 2008, tổng số gói mì tiêu thụ trên toàn thế giới là 9,4 tỷ và đến năm 2017, con số này đã đạt gần 100 tỷ gói mì.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ mì gói lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.
Theo Tri thức và Cuộc sống