Hạt lạc tuy nhỏ bé nhưng có thể gây họa lớn, thậm chí ung thư nếu ăn sai cách

Đời sống - Ngày đăng : 17:15, 12/10/2021

Lạc là một món ăn quen thuộc với nhiều người Việt. Tuy nhiên, nếu bạn ăn sai cách, chúng có thể gây ra hậu quả lớn cho sức khỏe.

Lạc là món ăn vừa rẻ, ngon miệng lại rất tiện lợi. Nhiều người thích ăn lạc khi uống rượu bia, có người thích ăn lạc trong bữa cơm hay có những người lại thích nhâm nhi như món ăn vặt. Lạc còn được chế biến thành món bơ lạc có thể ăn với bánh mì thành món ăn sáng rất ngon hay làm gia vị thêm vào những món nộm tạo nên sự hoàn hảo cho món ăn.

Lạc chứa protein và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nhưng nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn nếu tiêu thụ quá nhiều hoặc sai cách.

1. Có thể ảnh hưởng đến gan, thậm chí ung thư gan

Ăn lạc mốc chứa aflatoxin trong thời gian dài có thể gây ung thư gan

Lạc tuy ngon nhưng thật không may, chúng cũng có thể rất độc hại. Đó là khi lạc bị mốc sẽ dễ chứa aflatoxin, một loại nấm độc có thể gây hại cho sức khỏe con người. Aflatoxin có thể dẫn đến một số vấn đề lâu dài như ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, bệnh thận và ung thư gan nếu chúng ta ăn chúng trong thời gian dài.

Aflatoxin thường xuất hiện ở những nơi có khi hậu nóng ẩm, thích hợp để trồng lạc. Vì lạc có vỏ mềm, dễ thấm nước và mọc dưới đất, chúng có nguy cơ bị hư hại do điều kiện nhiệt độ và độ ẩm.

Aflatoxin không bị tiêu diệt hoàn toàn dù lạc đã được chế biến hoặc rang, vì vậy nó có thể là một mối lo ngại ngay cả trong các sản phẩm chế biến như bơ đậu phộng. Do đó, khi mua hay ăn lạc nên tránh ăn lạc đã bị mốc, đổi màu hay nhăn nheo. Đừng vì tiếc mà cố ăn bởi hậu quả sẽ khó có thể lường trước.

2. Chứa các chất chống dinh dưỡng

Lạc có chứa chất axit phytic làm cản trở sự hấp thụ sắt, kẽm, canxi, mangan...

Lạc chứa một chất thực vật tự nhiên gọi là axit phytic, chất này cũng có thể được tìm thấy trong các loại đậu, quả hạch, hạt và các loại dầu. Thật không may, axit phytic hoạt động như một chất chống lại chất dinh dưỡng trong cơ thể bạn, có nghĩa là nó có thể ức chế cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, canxi, mangan và magie.

Mặc dù lạc chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng tương tự cao hơn, nhưng axit phytic có thể hạn chế mức độ dinh dưỡng mà bạn có thể hấp thụ.

Ngoài ra, axit phytic còn làm giảm khả năng tiêu hóa protein, theo thời gian, điều này có thể dẫn đến thiếu hụt khoáng chất, gây dị ứng và kích ứng đường ruột.

Bạn có thể giảm nguy cơ này bằng cách ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm. Nhưng nếu bạn bị thiếu khoáng chất, chẳng hạn như kẽm hoặc sắt, nên hạn chế ăn các thực phẩm có chứa axit phytic cao.

3. Góp phần làm tăng cân

Lạc cũng chứa hàm lượng calo không hề thấp

Bạn đừng coi thường những hạt lạc nhỏ bé nhìn có vẻ ít có khả năng gây béo này thực ra lại có hàm lượng calo cao. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân thì việc chú ý tới lượng calo rất quan trọng. Một khẩu phần lạc rang khoảng 1 ounce (hơn 28g) tương đương với khoảng một nắm hoặc 39 hạt đậu phộng, chứa 170 calo.

Hướng dẫn chế độ ăn uống khuyến nghị lượng calo hàng ngày từ 1.600 đến 2.400 calo đối với phụ nữ trưởng thành và 2.000 đến 3.000 calo đối với nam giới trưởng thành, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ hoạt động thể chất. Điều đó có nghĩa là một số ít đậu phộng chiếm 9% lượng calo cho phép hàng ngày của bạn nếu bạn theo chế độ ăn kiêng 2.000 calo.

Một trong những nhược điểm khác của việc ăn lạc là chúng cũng chứa nhiều chất béo. Mặc dù bạn cần chất béo trong chế độ ăn uống của mình nhưng chất béo chứa gấp đôi lượng calo của protein. May mắn thay, loại chất béo trong đậu phộng hầu hết là chất béo không bão hòa đơn và đa lành mạnh.

4. Quá nhiều natri

Nên hạn chế ăn lạc ướp quá nhiều muối để không tiêu thụ quá nhiều natri

Trước khi thưởng thức món lạc mua sẵn ở ngoài cửa hàng, hãy xem xét hàm lượng natri. Nhiều món lạc chế biến sẵn có có thêm muối và hương liệu có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn.

Mặc dù bạn cần natri để cân bằng chất lỏng trong cơ thể và giúp co cơ và xung thần kinh, nhưng quá nhiều natri có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Hiệp hội Tim mạch Mỹ giải thích rằng quá nhiều natri trong máu sẽ dễ dẫn đến tăng huyết áp, có thể gây thêm gánh nặng cho tim, dẫn đến các bệnh tim mạch.

Lạc sống có hàm lượng natri thấp tự nhiên và chỉ chứa 5 miligam mỗi ounce (hơn 28g). Vì vậy, nếu mua lạc đã chế biến sẵn bên ngoài, hãy nhớ đọc nhãn và chọn các loại không ướp muối hoặc ít natri.

Theo Sức khỏe & Đời sống