Công nghệ tái chế pin xe điện
Khoa học - Công nghệ - Ngày đăng : 22:09, 16/02/2022
Pin lithium dành cho ô tô điện được sản xuất tại một nhà máy ở Nam Kinh (Trung Quốc)
Hơn nữa, giá của coban, lithium, niken và các kim loại được sử dụng trong pin lithium-ion đã tăng vọt khi cuộc đua xe điện giữa các hãng diễn ra mạnh mẽ.
Theo các chuyên gia, có 2 cách tái chế pin truyền thống chính là luyện kim và thủy luyện. Thứ nhất là luyện kim. Đây là loại kỹ thuật phổ biến nhất, dùng nhiệt đốt cháy để loại bỏ các phần không cần thiết như vật liệu hữu cơ và nhựa. Phương pháp này chỉ giúp tái chế được một phần nhỏ của vật liệu ban đầu, bao gồm đồng, nickel và cobalt. Phương pháp này làm mất đi gần hết lượng lithium và nhôm, ảnh hưởng đến môi trường. Thứ hai là thủy luyện. Đây là phương pháp ngâm các tế bào lithium-ion trong axit mạnh để hòa tan các kim loại thành dung dịch. Cách này thu được nhiều nguyên liệu hơn, đặc biệt là phần lithium trong pin. Nhưng cách này cần phải trải qua bước xử lý cơ bản trước như loại bỏ lớp vỏ nhựa. Điều này làm tăng chi phí và độ phức tạp.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sáng chế, cách tái chế truyền thống đã không còn mang lại hiệu quả. Những năm gần đây, rất nhiều hãng sản xuất xe và công ty tái chế đều đã có những nghiên cứu và công bố giải pháp mới hy vọng đem lại hiệu quả hơn. Cụ thể, Li-Cycle - Công ty tái chế Lithium-ion lớn nhất ở Bắc Mỹ đã sáng tạo một quy trình tái chế mới, bỏ qua hoàn toàn việc xả hết điện pin và nấu chảy. Thậm chí, việc tinh chế pin chỉ bằng các bước cắt lọc đơn giản trước khi đưa vào quy trình xử lý bằng hóa học và thủy luyện. Quá trình này được cho là có thể chuyển đổi gần như tất cả mọi thứ trở lại thành nguyên liệu thô có thể sử dụng được. Đầu năm 2021, một doanh nghiệp của Đức đã công bố đưa vào hoạt động một nhà máy thí điểm để tái chế pin tại Saltzgitter (Đức). Doanh nghiệp này tin rằng dự án sẽ giúp hãng tái chế tới 97% nguyên liệu trong pin xe, tăng đáng kể so với con số hiện nay.
MINH HỒNG(tổng hợp)