Thủ tướng: Không yêu cầu xác nhận tình trạng cư trú trong giải quyết thủ tục hành chính

Chuyển đổi số - Ngày đăng : 14:47, 25/02/2023

Thủ tướng nêu rõ chuyển đổi số góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Do đó phải có tư duy đi trước, đón đầu, phát triển đột phá về công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sáng 25.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp thứ 5 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ.

Phiên họp được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ và trực tuyến tới đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Phiên họp lần thứ 5 Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số. 

Dự hội nghị còn có Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ, Đại tướng Tô Lâm; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số Nguyễn Mạnh Hùng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng chí Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Hải Dương.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Phiên họp lần thứ 5 Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số. 

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch 5 năm 2021-2025. Trong khi, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, chuyển đổi số đang là xu hướng toàn cầu; trong nước khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ thuận lợi.

Chú thích ảnh

Phiên họp được kết nối trực tuyến đến các bộ, ngành và địa phương trên toàn quốc. 

Chuyển đổi số góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn; nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, mở ra không gian phát triển mới. Do đó phải có tư duy đi trước, đón đầu, phát triển đột phá về công nghệ hiện đại, tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với đó, dữ liệu dân cư là tài nguyên quý của quốc gia. Do đó phải thể chế hóa để biến nguồn tài nguyên này thành nguồn lực, động lực của đất nước trong kỷ nguyên số...

Chú thích ảnh

Phiên họp lần thứ 5 của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng đề nghị các thành viên Ủy ban và Tổ công tác tập trung đánh giá thẳng thắn, khách quan thực trạng về tình hình chuyển đổi số và phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, nhất là dịch vụ công trực tuyến; chỉ ra những điểm nghẽn, nguyên nhân tồn tại; đưa ra giải pháp; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý; đề xuất những giải pháp cụ thể, nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử.

Bên cạnh đó, bám sát thực tiễn, dự báo tình hình, nắm bắt những vấn đề mới, công nghệ mới như công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), Blockchain (công nghệ chuỗi – khối), ChatGPT…, đưa ra các phản ứng, giải pháp hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Chú thích ảnh

Các đại biểu tham dự Phiên họp lần thứ 5 Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số. 

Báo cáo của Ủy ban cho biết, thực hiện các chủ trương, đường lối, chiến lược, chương trình của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai chuyển đổi số để phát triển kinh tế-xã hội. Năm 2020 được xác định là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia, là năm tuyên ngôn về chuyển đổi số; năm 2021 là năm tổng diễn tập chuyển đổi số khi công nghệ số được ứng dụng để phát triển các nền tảng phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; năm 2022 là năm tăng tốc thực hiện chuyển đổi số với nhiệm vụ trọng tâm đẩy mạnh việc đưa người dân lên các nền tảng số “Make in Việt Nam”, đẩy mạnh triển khai Đề án 06.

Chú thích ảnh

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng báo cáo công tác triển khai Đề án 06. 

Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số bền vững, thực chất, đồng bộ thì dữ liệu số là yếu tố quyết định. Do vậy, chủ đề của năm 2023 - Năm quốc gia về dữ liệu số là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, từ đó đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong phát triển đất nước. Năm 2023 còn là năm bản lề của giai đoạn 2021-2025. Năm 2023 thành công với việc hoàn thành các mục tiêu quan trọng đã đặt ra đến năm 2025 sẽ tạo lập nền tảng mang tính quyết định đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược không chỉ giai đoạn 2021-2025 mà còn cho cả giai đoạn đến năm 2030.

Chú thích ảnh

Các đại biểu tham dự Phiên họp lần thứ 5 Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số. 

Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực và đạt nhiều kết quả bước đầu đáng ghi nhận, giúp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công theo hướng “lấy người sử dụng làm trung tâm”, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp “dựa trên dữ liệu số”, nâng cao năng suất lao động của đội ngũ công chức, viên chức người lao động của cơ quan nhà nước “dựa trên nền tảng số, dữ liệu số”, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chú thích ảnh

Các đại biểu tham dự Phiên họp lần thứ 5 Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số. 

Các chỉ số đều đạt và vượt so với mục tiêu. Theo đó, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 7,5%; tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán đạt 66%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 80%; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính nộp trực tuyến đạt 54,34%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50%; tỷ lệ hộ gia đình chó internet cáp quang băng rộng đạt 75%; tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số đạt 30,07%; tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 85%…

Đề án 06 đặt ra cho các địa phương nói chung, Hải Dương nói riêng 13 nhóm nhiệm vụ chung, 8 nhiệm vụ cụ thể, 25 dịch vụ công thiết yếu, 40 nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan Trung ương. Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh đã cụ thể hóa thành 56 nhiệm vụ, giao các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh hiểu được ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của đề án; chú trọng tuyên truyền về Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21.12.2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy.

Liên quan đến nhiệm vụ phát triển công dân số, lực lượng công an tỉnh đã triển khai làm sạch dữ liệu dân cư, bảo đảm 100% dữ liệu dân cư "đúng, đủ, sạch, sống" theo quy định. Đến nay 100% công dân trên địa bàn tỉnh đã được thông báo số định danh cá nhân. Đẩy mạnh tích hợp thông tin cơ bản của công dân như bằng lái xe, giấy đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế… lên thẻ căn cước công dân để làm giàu dữ liệu dân cư.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Hùng cùng các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hải Dương

Về nhiệm vụ hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung, làm giàu dữ liệu dân cư, Sở Tư pháp đã nhập dữ liệu hộ tịch trên phần mềm quản lý hộ tịch 758.694/1.730.000 trường hợp, đạt 43,8%. Công an tỉnh tiến hành cập nhật dữ liệu hộ tịch trên nền tảng cơ sở dữ liệu dân cư 151.017 trường hợp.

Sở Y tế đã triển khai liên thông, nhập dữ liệu kết quả khám sức khỏe cho lái xe trên phần mềm tại các cơ sở khám chữa bệnh có đăng ký đủ điều kiện khám, cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe theo quy định của Bộ Y tế. Đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp tại 100% cơ sở khám chữa bệnh trên toàn tỉnh.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Công an tỉnh đã rà soát, lập danh sách những đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, người cao tuổi của 8/12 đơn vị cấp huyện với 139.245 trường hợp để gửi Bộ Công an đối sánh dữ liệu dân cư.

Công an tỉnh đã số hóa 12.967/633.160 hồ sơ cư trú, đạt 2%. Cập nhật thông tin 12.580 dữ liệu đối tượng quản lý trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Về triển khai CĐS tỉnh, trong xây dựng chính quyền số, các đơn vị liên quan đã phối hợp Ban Cơ yếu Chính phủ cấp hơn 5.600 chứng thư số cho tổ chức, cá nhân cơ quan hành chính nhà nước, 31 PKI (hạ tầng khóa công khai) cho lãnh đạo sở, ngành, UBND cấp huyện. 100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được cấp chứng thư số và sử dụng chứng thư số. Tích hợp 570 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đang cung cấp 1.970 dịch vụ công trực tuyến, trong đó 586 dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh (mức độ 4). Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến của tỉnh đạt 78,65%, xếp thứ 40/63 cả nước; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến chiếm 56,6%, xếp thứ 12/63 cả nước. Kết quả số hóa hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh đạt 79,91%, cấp huyện đạt 24,03%, cấp xã đạt 48,78%.

Về kinh tế số, toàn tỉnh hiện có 128.578 hộ sản xuất nông nghiệp đang kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Alibaba, Voso…, xếp thứ 19/63 cả nước; 1.077 sản phẩm của tỉnh được kinh doanh trên các sàn TMĐT; phát sinh gần 35.600 giao dịch trên các sàn TMĐT, xếp thứ 7/63 cả nước.

Toàn tỉnh đã xây dựng và cấp 261 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu (cây ăn quả 241 mã số vùng trồng, cây rau 20 mã số vùng trồng). Hơn 1.000 ha diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đã được ứng dụng mã truy xuất nguồn gốc nông sản.

Năm 2022, kinh tế số chiếm khoảng 8,48% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).

Về xã hội số, các địa phương trong tỉnh đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng, riêng cấp thôn/khu dân cư có tổng số 1.340 tổ với gần 6.900 thành viên.

TTXVN - PV