Phòng trừ rầy nâu trên lúa đổ rạp

01/10/2011 07:36

Bổ lỗ tháo cạn nước ở những ruộng có điều kiện tiêu thoát để bảo đảm thông thoáng mặt ruộng và gốc luá sau đó mới tiền hành phun thuốc...



Hiện nay, đa số diện tích lúa mùa sớm của các địa phương đang ở thời kỳ chín đỏ đuôi. Mưa lớn, kèm theo gió to dễ làm cho lúa bị đổ rạp từng bạt hay cả ruộng, tạo điều kiện cho rầy nâu tập trung cư trú để chích hút gây hại. Chúng tôi đã khuyến cáo bà con nông dân ở Nam Sách áp dụng biện pháp khắc phục. Trong đó có trực tiếp hướng dẫn và theo dõi ruộng lúa nhà chị Tam ở đội 4, thôn Đầu, xã Hợp Tiến bị đổ rạp đêm 17 - 9, mà trước đó không hề có sự phát sinh của rầy nâu. Cụ thể như sau: Bổ lỗ tháo cạn nước ở những ruộng có điều kiện tiêu thoát để bảo đảm thông thoáng mặt ruộng và gốc luá. Sau đó, dùng Chess50WG loại 7.5gr pha với 8 lít nước phun ướt đẫm đều cho 5 - 7 thước ruộng. Cụ thể:    

+ Ngày 21 - 9 rầy đến cư trú với mật độ khoảng 1.500con/m2 và bắt đầu phun thuốc.

+ Ngày 22 - 9: Mật độ rầy giảm nhẹ.

+ Ngày 23 - 9: Mật độ rầy giảm mạnh, nhìn rõ xác chết, con còn sống thì khả năng lỉnh nấp chậm chạp. Tình trạng cây lúa chưa có biểu hiện thiệt hại do bị đổ rạp. Trong khi đó, ruộng nhà bà Điểm ở cùng đội 4 (trong ảnh), bị đổ rạp cùng ngày nhưng không phun thuốc Chess50WG nên đến  ngày 27 - 9 đã bị cháy khô hoàn toàn. Bà con nông dân rất tin tưởng vào biện pháp kỹ thuật khắc phục này. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ cho đến khi được thu hoạch và đánh giá để làm cơ sở thực tế cho bà con nông dân có điều kiện áp dụng ở các vụ mùa sau.

KS. NGUYỄN HỮU VÂN(Trạm Khuyến nông Nam Sách)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phòng trừ rầy nâu trên lúa đổ rạp