Phát triển nghề khai thác rươi dựa vào cộng đồng

11/05/2018 20:25

Sau 2 năm thực hiện đề tài, các thửa ruộng canh tác rươi đã cho sản lượng bình quân từ 120-150 kg/sào, tăng gấp 3-5 lần so với canh tác truyền thống.


Tiến sĩ Phạm Đình Trọng, chủ nhiệm đề tài nêu tóm tắt kết quả thực hiện đề tài trong 2 năm


Chiều 11.5, Sở Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu bảo tồn nguồn lợi rươi và phát triển nghề khai thác rươi dựa vào cộng đồng ở vùng nước lợ thuộc tỉnh Hải Dương” do Tiến sĩ Phạm Đình Trọng, Viện Sinh thái và Môi trường nhiệt đới làm chủ đề tài.

Ban chủ nhiệm đề tài đã chọn một số hộ của các xã An Thanh, Tứ Xuyên (Tứ Kỳ), Vĩnh Lập (Thanh Hà) làm điểm với tổng diện tích gần 100.000 m2. Các hộ được hướng dẫn kỹ thuật làm mương xương cá, cải tạo bề mặt ruộng, hạ nền đáy, bảo vệ môi trường, điều tiết nước ra, vào hợp lý để tạo dinh dưỡng và phân bố nguồn thức ăn rộng khắp cho rươi phát triển.

Sau 2 năm thực hiện đề tài (2016-2017), các thửa ruộng canh tác rươi đã cho sản lượng bình quân từ 120-150 kg/sào, tăng gấp 3-5 lần so với canh tác truyền thống. Bên cạnh đó, việc thâm canh giữa trồng lúa và canh tác rươi cũng đem lại hiệu quả rõ rệt. Ruộng trồng lúa có mật độ lỗ rươi từ 300-400 lỗ/m2, cao gấp 2 lần so với ruộng không trồng lúa.

Ban chủ nhiệm đề tài cũng khuyến cáo bà con nên bỏ những thói quen canh tác lạc hậu gây hại cho môi trường, thiết kế mương dẫn nước và vùng canh tác theo nhóm hộ. Việc điều tiết nước và thu hoạch cần thực hiện theo chỉ dẫn và đồng bộ; kết hợp giữa trồng lúa và khai thác rươi sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài xếp loại khá.

ĐỖ QUYẾT

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phát triển nghề khai thác rươi dựa vào cộng đồng