Phát hiện hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ Mặt Trời

21/02/2013 18:10

Hành tinh mới được NASA phát hiện có kích thước nhỏ hơn Sao Thủy, nằm trong cùng so với 2 hành tinh "chị" là Kepler-37c và Kepler-37d.




Hành tinh Kepler-37b.

Ngày 20-2, các nhà thiên văn học tại Trung tâm nghiên cứu Ames thuộc Cơ quanhàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết đã phát hiện hành tinh nhỏ nhất từ trướcđến nay ngoài hệ Mặt Trời.

Các nhà thiên văn phát hiện hành tinh mới khi quan sát ngôi sao Kepler-37, mangtên kính thiên văn Kepler được lắp đặt năm 2009 để quan sát dải Ngân Hà, vì thếhọ đặt tên cho hành tinh mới là Kepler-37b.

Hành tinh mới có kích thước nhỏ hơnSao Thủy, nằm trong cùng so với 2 hành tinh "chị" là Kepler-37c và Kepler-37d cókích thước nhỉnh hơn một chút. Cả 3 hành tinh này cùng quay quanh một ngôi saomàu vàng giống Mặt Trời, nằm cách Trái Đất 210 năm ánh sáng.

Theo các nhà thiên văn, do quỹ đạo quay của Kepler-37b quanh ngôi sao "mẹ" gầnhơn 10 lần so với quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời, nhiệt độ bề mặt củaKepler-37b vào khoảng 427 độ C và bề mặt hành tinh này có thể gồm toàn đá, khôngcó không khí và nước nên khó tồn tại sự sống.

Tính đến nay các nhà khoa học đã phát hiện 833 hành tinh được xác nhận ngoài hệMặt Trời, trong đó 114 hành tinh do nhóm thiên văn sử dụng kính Kepler tìm ra.Ngoài ra còn có khoảng gần 3.000 hành tinh khác đang được phân tích để xácnhận.

(TTXVN)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phát hiện hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ Mặt Trời