Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 4

27/02/2012 18:29

Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu chỉ đạo và truyền đạt nội dung Nghị quyết.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị


>> Hội nghị cán bộ toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)


Sáng 27-2, Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiệnNghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiệnnay" đã khai mạc tại Hà Nội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì,phát biểu chỉ đạo và truyền đạt nội dung Nghị quyết. Sau đây là toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hộinghị:

" Thưa các đồng chí,

Hộinghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã bàn và thốngnhất ban hành Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiệnnay". Đây là một Nghị quyết rất quan trọng, được toàn Đảng, toàn dânđặc biệt quan tâm; quan tâm từ trong quá trình diễn ra Hội nghị đến khikết thúc Hội nghị.

Ngay sau khi ban hành, Nghị quyết đã được tuyệt đạiđa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đón nhận với một tình cảm hồ hởi,vui mừng, đồng tình, nhất trí cao, cho rằng Nghị quyết đã lựa chọn đúngvấn đề, đánh giá đúng thực trạng và đề ra đúng các giải pháp để tiếp tụcxây dựng, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nguyện vọngcủa nhân dân. Đã có hàng trăm bài báo, hàng trăm bức thư, hàng nghìn ýkiến tâm huyết gửi về Trung ương bày tỏ tình cảm và sự tâm đắc, phấnkhởi, kỳ vọng của mình. Tuy nhiên, dư luận cũng đang chờ đợi và có phầnbăn khoăn, lo rằng liệu Nghị quyết lần này có được tổ chức thực hiệnhiệu quả không hay lại rơi vào tình trạng "không đạt yêu cầu" như nhiềulần trước. Tâm trạng đó là chính đáng và cũng là điều day dứt, trăn trởchung của tất cả chúng ta.

Ý thức sâu sắc được vấn đề này, ngaytại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 4, Ban Chấp hành Trung ương đã yêucầu phải lãnh đạo, chỉ đạo thật tốt việc tổ chức thực hiện, coi đây làvấn đề mấu chốt, có ý nghĩa quyết định để đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Sau một thời gian ngắn tích cực và khẩn trương chuẩn bị, hôm nay, BộChính trị triệu tập Hội nghị cán bộ toàn quốc để phổ biến, quán triệtnội dung của Nghị quyết Trung ương, Chỉ thị và Kế hoạch triển khai củaBộ Chính trị.

Sự có mặt đông đủ của tất cả các đồng chí trong Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư, các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và sựtham gia của toàn thể cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trungương và các tỉnh, thành trong cả nước đã nói lên tầm quan trọng đặc biệtcủa Hội nghị này và thể hiện tinh thần nghiêm túc, quyết tâm cao củaĐảng ta ngay từ khâu mở đầu trong toàn bộ kế hoạch triển khai thực hiệnNghị quyết. Có lẽ đây cũng là Hội nghị lớn nhất về phổ biến một Nghịquyết chuyên đề của Trung ương từ trước đến nay.

Mục đích củaHội nghị này là thông qua việc giới thiệu, phổ biến các nội dung Nghịquyết, Chỉ thị, Kế hoạch, giúp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các ngành,các cấp nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung của Nghịquyết, nắm vững những kiến thức cần thiết, những tư tưởng chỉ đạo, nhữngcông việc phải làm, trên cơ sở đó, tạo sự thống nhất cao về ý chí,quyết tâm, thấy đầy đủ trách nhiệm của mình để gương mẫu, tự giác thựchiện và chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết có hiệu quả trên mỗi cươngvị công tác tại địa bàn, lĩnh vực thuộc trách nhiệm lãnh đạo của mình.

Ban Tổ chức Hội nghị đã phổ biến, báo cáo với các đồng chí chương trình,nội dung, cách thức tiến hành Hội nghị. Tôi chỉ xin nhấn mạnh thêm là,Hội nghị của chúng ta có ý nghĩa cực kỳ quan trọng . Các đồng chí cầnnêu cao ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, tậptrung cao độ cho việc học tập, nghiên cứu, thảo luận, để thu được kếtquả tốt. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có quyếttâm rất lớn và thống nhất rất cao. Mong toàn thể các đồng chí cũng thốngnhất rất cao và quyết tâm rất lớn, ngay trong việc học tập Nghị quyếtnày.

Vừa qua, các đồng chí đã được nghe thông báo nhanh kết quảvà các nội dung chính của Hội nghị Trung ương 4 qua các phương tiệnthông tin đại chúng hoặc tại các hội nghị phổ biến, quán triệt Nghịquyết do cấp ủy tổ chức. Nghị quyết của Trung ương và Chỉ thị của BộChính trị viết rất ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, các đồng chí cần nghiêncứu trực tiếp. Sau đây, để giúp các đồng chí hiểu sâu hơn, tôi xin nóithêm một số vấn đề, chủ yếu là cung cấp thông tin hoặc nói rõ hơn một sốnội dung được đề cập trong Nghị quyết của Trung ương và Chỉ thị của BộChính trị.

Tập trung vào 4 phần lớn: (1) Vì sao lúc này Trungương phải bàn và ra Nghị quyết về xây dựng Đảng. (2) Mục đích, yêu cầu,quá trình chuẩn bị và phạm vi của Nghị quyết. (3) Những nội dung cơ bảncủa Nghị quyết Trung ương và Chỉ thị của Bộ Chính trị. (4) Một số vấn đềcần lưu ý trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện.

I- VÌ SAO LÚC NÀY TRUNG ƯƠNG PHẢI BÀN VÀ RA NGHỊ QUYẾT VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG

Từ trước đến nay, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến công tác xây dựngĐảng. Đã có không ít các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương,Bộ Chính trị, Ban Bí thư về xây dựng Đảng. Các Cương lĩnh, Văn kiện Đạihội Đảng toàn quốc đều có đề cập đến công tác xây dựng Đảng; có đại hộicó báo cáo riêng về xây dựng Đảng. Chỉ tính từ Đại hội VI đến nay, BanChấp hành Trung ương đã ban hành 8 nghị quyết, Bộ Chính trị ban hành 6nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng. Ban Bí thư khoá VII đã chỉ đạotiến hành tổng kết 20 năm xây dựng Đảng thời kỳ 1975-1995; Ban Bí thưkhóa IX chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn 20 năm đổimới (1986-2006), trong đó có phần về xây dựng Đảng.

Đã cónhiều Nghị quyết về xây dựng Đảng như vậy, tại sao lần này Trung ươnglại phải bàn và ra Nghị quyết về xây dựng Đảng nữa?

Theo tôi có 4 lý do:

Một là, vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng luônluôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.Đây là bài học lớn, là kết luận sâu sắc được rút ra qua suốt quá trìnhhơn 80 năm hoạt động của Đảng ta, đồng thời cũng là lý luận khoa học vàkinh nghiệm thực tiễn của nhiều đảng, nhiều nước trên thế giới. Cươnglĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta đã khẳng định: "Sự lãnhđạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cáchmạng Việt Nam".

Trước kia đã như vậy, hiện nay đang như vậy, và sau nàycũng sẽ vẫn như vậy. Các đảng cộng sản và công nhân quốc tế đã coi sựlãnh đạo của đảng cộng sản là vấn đề có tính nguyên tắc, có tính quyluật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bác Hồ cũng đã từng nói, Đảng cóvững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyềnmới chạy.

Sự tan rã của Liên Xô là do nhiều nguyên nhân, nhưng có mộtnguyên nhân rất cơ bản chính là vì Đảng Cộng sản lúc đó đã suy thoái,biến chất do quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi; một số ngườilãnh đạo cấp cao của Đảng rơi vào chủ nghĩa xét lại, cơ hội hữu khuynh,mắc sai lầm về đường lối, thậm chí phản bội lại lý tưởng xã hội chủnghĩa. Đảng đông (21 triệu đảng viên) nhưng không mạnh, mất sức chiếnđấu nên khi tình hình xấu xảy ra đã tan rã. Có thể nói, đây là bài họcvô cùng sâu sắc và đắt giá mà mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta cần phảithấm thía, luôn luôn khắc sâu, ghi nhớ, đừng để đi vào "vết xe đổ" đauxót đó.

Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cải cách, mở cửa cũng luôn luônkhẳng định dứt khoát phải kiên trì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản,và trong những lần trao đổi với chúng ta, bạn thường nhấn mạnh không đểbị "Tây hóa", "tha hóa", "thoái hóa". Đảng Cộng sản Cu-ba đang đổi mớitừng bước theo đường lối "cập nhật hóa mô hình phát triển kinh tế-xãhội", cũng kiên quyết khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản,không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Mới đây, Đảng Cộng sản Cu-ba vừa tổchức Hội nghị cán bộ toàn quốc về xây dựng Đảng. Trong thời đại ngày naycó lẽ không có nước nào trên thế giới lại không có đảng (dù một đảnghay nhiều đảng) hoặc một tổ chức chính trị tương tự như đảng lãnh đạo.

Thực tế ở nước ta cho thấy, càng đi vào đổi mới, đi vào pháttriển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập lại càng cần phải có sự lãnhđạo của Đảng và coi trọng công tác xây dựng Đảng; đây là nhân tố bảo đảmthực hiện thắng lợi Cương lĩnh chính trị, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựngchủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, nền độc lập tựchủ của Tổ quốc ta.

Vào thời điểm này, chúng ta càng cần phải khẳng địnhmạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng và ý nghĩa quantrọng của công tác xây dựng Đảng. Vừa qua, cũng có nơi này, nơi khác,lúc này lúc khác chưa phải đã nhận thức một cách sâu sắc vấn đề này.Hoặc là chỉ nặng về công tác chuyên môn, chưa quan tâm đầy đủ đến côngtác xây dựng Đảng; hoặc là có ý nào đó xem nhẹ vai trò lãnh đạo củaĐảng, coi nhẹ công tác Đảng. Đây đó có người cho rằng phát triển kinh tếthị trường, nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập quốc tế, liên doanh,liên kết với nước ngoài thì cần gì phải có sự lãnh đạo của Đảng. Thậmchí có ý kiến cho rằng hình như sự lãnh đạo của tổ chức đảng chỉ gây rắcrối thêm, ngáng trở sự phát triển của kinh tế (?).

Hai là,yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nước ta hiện nay rất to lớn, nặng nề, khókhăn, đòi hỏi Đảng phải nâng tầm lãnh đạo lên cao hơn nữa, nâng sứcchiến đấu mạnh hơn nữa. Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng vừathông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinhtế-xã hội giai đoạn 2011-2020 nhằm mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơbản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến giữa thếkỷ XXI trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủnghĩa. Đây thật sự là một cuộc vận động cách mạng toàn diện, sâu sắc vàcao cả.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, chúng ta phải tiếptục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tếtri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;xây dựng văn hóa, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, bảođảm an sinh xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, bảo vệchế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế...

Phải xử lý, giải quyếttốt các mối quan hệ lớn giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổimới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướngxã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốctế; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa...So với trước đây, chưa bao giờ đất nước ta lại triển khai xây dựng,phát triển và mở rộng quan hệ quốc tế với quy mô rộng lớn như hiện nay.Có rất nhiều vấn đề mới đặt ra, đòi hỏi phải được giải đáp và giảiquyết, cả về lý luận và thực tiễn; có những vấn đề tưởng chừng như mâuthuẫn, nghịch lý.

Tình hình thế giới lại đang có những diễnbiến hết sức mau lẹ, phức tạp, khó dự báo, do có sự tranh chấp giữa cácnước lớn, giữa các lực lượng; sự mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa cácquốc gia, các giai cấp, các dân tộc, các khu vực; sự biến đổi khí hậutoàn cầu; sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ... Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữaphong trào hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội với cácthế lực đế quốc cực đoan, hiếu chiến đang diễn ra dưới nhiều hình thức,sắc thái mới, rất quyết liệt. Những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tưbản chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc.

Cuộckhủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế của hệ thống tư bản chủ nghĩanhững năm 2008 - 2009 chưa giải quyết xong thì lại đến cuộc khủng hoảngnợ công ở Mỹ và nhiều nước Tây Âu lan tràn từ Ai-len, Hy Lạp đến Tây BanNha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a... Phong trào "Chiếm phố Uôn" từ Niu-oóc đãlan khắp các thành phố ở Mỹ, sang cả nhiều nước Tây Âu, Nhật Bản... Cuộckhủng hoảng nợ công này được coi là biểu hiện của "lỗi hệ thống", phảnánh sự bế tắc của chủ nghĩa tư bản, có thể dẫn đến cuộc suy thoái mớicủa chủ nghĩa tư bản, theo như nhận định và dự báo của nhiều chuyên giaquốc tế. Tình hình Biển Đông, tình hình khu vực Châu Á-Thái Bình Dươngcũng đang có những diễn biến phức tạp mới...

Trong tình hìnhấy, chúng ta chủ trương thực hiện một đường lối đối ngoại độc lập, hòabình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập ngàycàng sâu vào đời sống quốc tế; phải xử lý các mối quan hệ sao cho vừakiên định về nguyên tắc, vừa mềm dẻo, khôn khéo về phương pháp, sáchlược; vừa giữ vững độc lập chủ quyền của quốc gia, bảo vệ được chế độchính trị, thành quả cách mạng, vừa tạo được môi trường hòa bình, ổnđịnh để phát triển, xây dựng và bảo vệ đất nước, tránh được sơ hở, tránhbị mắc bẫy, thêm được bạn, bớt được thù, quả thật là không đơn giản.Trong quá trình chuyển đổi phương thức quản lý kinh tế, xã hội và hộinhập quốc tế, có nhiều việc chúng ta phải vừa làm, vừa học, vừa tìm tòi,rút kinh nghiệm và chịu tác động mặt trái của kinh tế thị trường và mởcửa hội nhập. Có không ít vấn đề tác động trực tiếp đến nước ta, vào cảtư tưởng, tình cảm, tâm trạng của cán bộ, đảng viên, nhân dân ta.

Ba là, bản thân Đảng, bên cạnh mặt tích cực, bản chất và truyền thốngtốt đẹp được phát huy cũng đang đứng trước nhiều yêu cầu mới và cónhững hiện tượng tiêu cực, phức tạp mới . Trong điều kiện Đảng cầmquyền, nhiều đảng viên có chức, có quyền, có điều kiện nắm giữ tài sản,tiền bạc, cán bộ;... đất nước lại phát triển kinh tế thị trường, mở cửahội nhập, nhiều người lo lắng về Đảng, về bản chất Đảng, lo lắng mặttrái của cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế tác động vào Đảng. Bâygiờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu-nghèo, có những người giàu lênrất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu cónghĩ giống người nghèo không?

Nhà triết học cổ điển Đức L.Foiơ Băc đãtừng nói rằng, người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhàtranh. Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảngcách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộckhông? Thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống. Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cươnglĩnh, Điều lệ Đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậmchí có người "sám hối", "trở cờ"; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xadân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm. Đâylà điều đáng lo ngại nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đối với một đảngcầm quyền, như Lê-nin và Bác Hồ đã từng cảnh báo.

Chúng ta đã tiến hànhcông tác xây dựng Đảng thường xuyên, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, vớinhiều biện pháp, nhiều cuộc vận động, làm cho Đảng ta ngày càng tiến bộ,trưởng thành; song vẫn còn nhiều hạn chế. Các mặt khuyết điểm, yếu kémchưa khắc phục được bao nhiêu, có mặt còn phức tạp thêm, gây băn khoăn,lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tác động tiêu cực vào sứcchiến đấu, vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây thực sự là những cảnh báokhông thể xem thường.

Bốn là, sự chống phá điên cuồng vàquyết liệt của các thế lực thù địch, phản động. Âm mưu cơ bản, lâu dàicủa chúng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xoá bỏ sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh. Để thực hiện được âm mưu cơ bản đó, các thế lực thù địch đã ápdụng lần lượt hết chiến lược này đến chiến lược khác, hết chiến dịch nàyđến chiến dịch khác, rất kiên trì, kiên quyết, xảo quyệt. "Diễn biếnhòa bình" là một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạngcủa chủ nghĩa đế quốc, là "thủ đoạn hòa bình để giành thắng lợi". Nhiềuchuyên gia và chính khách phương Tây còn gọi đây là phương pháp "chuyểnhóa hòa bình", "biến đổi hòa bình", "cách mạng hòa bình" và gần đây là"cách mạng nhung", "cách mạng màu", "cách mạng đường phố"...

Trong chiếnlược này, hoạt động tư tưởng-văn hóa được họ coi là "mũi đột phá", là"cây cầu dẫn vào trận địa", là lĩnh vực hàng đầu làm tan rã niềm tin,gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra khoảng trống để dần dần đưahệ tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủnghĩa.

Chính các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết: "Cónhững việc 100 máy bay chiến đấu không thực hiện nổi, nhưng chỉ cần 10sứ giả lại có thể hoàn thành"; "một đài phát thanh cũng có thể bình địnhxong một đất nước". Ngày nay "làn sóng điện đang thay thế thanh gươm;cây bút là phương tiện đi vào trái tim khối óc con người"; "một đô lachi cho tuyên truyền có tác dụng ngang với 5 đô la chi cho quốc phòng";"kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn độtphá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị".

Thời gian gần đây, các làn sóng chống đối ta về mặt tư tưởngchính trị lại rộ lên, có lúc dồn dập. Có thể là do tình hình thế giới vàkhu vực có những diễn biến mới; tình hình kinh tế-xã hội nước ta bêncạnh thành tựu lớn cũng xuất hiện những khó khăn và thách thức mới, cáctệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ, ma túy, mại dâm... tiếp tục giatăng, sự phân hóa giàu nghèo phát triển. Tình trạng quan liêu, mất dânchủ làm dân bất bình dẫn đến khiếu kiện đông người ở một số nơi phứctạp. Các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chắc mẩm đây là cơ hộiđể họ dấn tới tác động, làm chuyển hóa tình hình, thay đổi đường lối ởnước ta, cho nên họ hoạt động rất điên cuồng với nhiều thủ đoạn và sáchlược mới; vừa dùng các lực lượng, phương tiện từ bên ngoài, vừa tận dụngphát triển lực lượng ở trong nước ta để tạo ra sự "tự diễn biến", "tựchuyển hóa", chống đối từ nội bộ Đảng ta, xã hội ta, hòng phá ta từ bêntrong phá ra, làm cho "cộng sản tự diệt cộng sản", "cộng sản con diệtcộng sản bố".

Họ đang cố tìm ra và dựng lên những "ngọn cờ" để chống ta.Một số người cơ hội chính trị, bất mãn cũng lợi dụng các diễn đàn, cácmối quan hệ để truyền bá những quan điểm sai trái của mình, liên tiếpviết đơn thư, tài liệu vu cáo, đả kích chế độ ta, tác động vào nhân dân,nhất là thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ, trí thức...

Nộidung các quan điểm của họ vẫn là những luận điệu lâu nay các nhà tưtưởng chống cộng đã từng nói và đã từng nhiều lần bị chúng ta phê phán,bác bỏ. Đại thể vẫn là phủ nhận thành tựu của cách mạng; thổi phồngkhuyết điểm, tồn tại của chúng ta, bôi đen hiện thực, gieo rắc hoàinghi, phá rã niềm tin của nhân dân và cán bộ, quy kết là do đường lốisai, sự lãnh đạo, quản lý yếu kém của Đảng và Nhà nước. Phủ nhận chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ định con đường xã hội chủnghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa; hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng,phê phán, đổ lỗi cho Đảng, đòi đa nguyên, đa đảng. Kích động chia rẽ nộibộ, tung ra những luận điệu trong Đảng, trong Trung ương, Bộ Chính trịcó phe này, phái kia; bịa đặt, xuyên tạc lịch sử; vu cáo, bôi nhọ một sốđồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, kể cả Bác Hồ, tìm mọicách "hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh"...

Những luận điệu của các thế lựcthù địch và các phần tử phản động, cơ hội chính trị nói trên tuy khôngcó gì mới, nhưng nó được tung ra, truyền bá vào lúc này là hết sức độchại, nguy hiểm, gieo rắc hoang mang, nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tintrong nội bộ ta, tác động hòng làm đội ngũ ta "tự diễn biến", "tự chuyểnhóa".

Trong bối cảnh tình hình nêu trên, nếu Đảng ta không giữđược bản chất cách mạng của mình, không thật vững vàng về chính trị, tưtưởng; không thống nhất cao về ý chí, hành động; không trong sạch vềđạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộthì không thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên. Chínhvì vậy mà Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh phải đặc biệt coi trọng công tácxây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ có ý nghĩa sốngcòn đối với Đảng ta, chế độ ta. Và đó cũng chính là những lý do giảithích vì sao lần này Ban Chấp hành Trung ương phải tiếp tục bàn và raNghị quyết về xây dựng Đảng.

II- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VÀ PHẠM VI CỦA NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4

1- Mục đích, yêu cầu

Đại hội XI của Đảng đã xác định chủ đề và cũng là tư tưởng chỉ đạo chonhững năm tới là phải tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiếnđấu của Đảng và đề ra yêu cầu phải xây dựng Đảng thực sự trong sạch,vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức lãnhđạo... tập trung vào 8 nhiệm vụ cơ bản có tính hệ thống, toàn diện. Tuynhiên, đây là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, phải tiến hành thườngxuyên, lâu dài. Trước mắt, cần lựa chọn một số vấn đề cấp bách nhất cầntập trung làm ngay để tạo ra được những chuyển biến cụ thể, rõ rệt, đápứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn và góp phần củng cố niềm tin của cánbộ, đảng viên và nhân dân.

Hội nghị Trung ương 4 bàn và ra Nghị quyết"Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" chính là để đáp ứngyêu cầu đó, nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XI của Đảng phần nói vềxây dựng Đảng, thực hiện Chương trình toàn khoá của Ban Chấp hành Trungương khóa XI.

2- Quá trình và cách thức chuẩn bị Hội nghị Trung ương 4

Nhận thức rõ vị trí và ý nghĩa quan trọng của Hội nghị Trung ương lầnnày, Bộ Chính trị đã tập trung chỉ đạo công việc chuẩn bị một cách rấtkhẩn trương, nghiêm túc và có bước đổi mới với yêu cầu phải rất cụ thể,thiết thực, khả thi, làm sao chọn đúng vấn đề, xác định đúng trọng tâm,đề ra được những biện pháp tích cực mang tính đột phá để tạo được chuyểnbiến rõ rệt trong thực tế.

Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo chuẩnbị xây dựng Đề án, gồm một số đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư,Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và đại diện lãnh đạo các ban đảng ởTrung ương do đồng chí Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng ban.

Ban Chỉđạo đã thành lập Tổ Biên tập khẩn trương tổ chức nghiên cứu, xây dựng Đềán. Dự thảo Đề án đã được gửi lấy ý kiến đóng góp của các ban đảng, bancán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trungương và một số cơ quan nghiên cứu lý luận ở Trung ương. Đã tổ chức 4hội nghị lấy ý kiến của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, bí thư, phó bíthư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương.

Thường trực Ban Chỉ đạo trực tiếp làm việc, nghe ýkiến đóng góp của nhiều đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao, lão thànhcách mạng và nhiều đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bíthư, Ủy viên Trung ương Đảng có kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng.Bộ Chính trị đã dành 2 phiên họp để nghe Ban Chỉ đạo báo cáo và thảoluận những nội dung quan trọng của Đề án để trình Trung ương.

Tại Hội nghị Trung ương 4, các đồng chí Ủy viên Trung ương và các đồngchí tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao, phát huydân chủ, trí tuệ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quantrọng vào các đề án, báo cáo của Bộ Chính trị. Đã có 202 lượt ý kiếnphát biểu ở tổ và Hội trường; nhiều đồng chí gửi ý kiến bằng văn bảnhoặc sửa trực tiếp vào dự thảo Nghị quyết.

Bộ Chính trị đã tiếp thu tốiđa và giải trình những vấn đề còn ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trungương đã thông qua nội dung Nghị quyết và ngày 16-01-2012, Nghị quyết đãđược ban hành. Tinh thần chung và sự thống nhất rất cao của Trung ươnglà quyết tâm tạo ra những bước chuyển biến rõ rệt, thực hiện tốt hơnnhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng vì sự nghiệp của đất nước, của dân tộcvà của Đảng. Như vậy, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 thực sự làsản phẩm của trí tuệ tập thể.

3- Về phạm vi của Nghị quyết

Lần này, Trung ương không bàn toàn diện mà chỉ chọn một số vấn đề cấpbách nhất về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay để tập trung chỉ đạothực hiện với mong muốn khắc phục những cách làm dàn trải trước đây,tạo ra bước chuyển biến cụ thể, thiết thực trong thực tế.

Đó là 3 vấn đề: (1) Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hếtlà cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. (3) Xác địnhrõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, trong mốiquan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phươngthức lãnh đạo của Đảng.

Trong 3 vấn đề trên, khi thảo luận có ýkiến hỏi vấn đề nào là trọng tâm, là quan trọng nhất, cấp bách nhất? Cóý kiến cho rằng, bây giờ vấn đề tư tưởng chính trị là quan trọng nhất,vì nó liên quan đến sinh mệnh chính trị của Đảng, đến Cương lĩnh, đườnglối, Điều lệ Đảng - tức là vấn đề rất cốt tử. Ý kiến khác lại nói vấn đềấy là ở trên Trung ương, ở tầm cao, tầm chiến lược, chứ còn ở địaphương, ở cơ sở thì điều nhức nhối là vấn đề suy thoái đạo đức, lối sốngcủa cán bộ, đảng viên, vấn đề này quần chúng dễ nhìn thấy.

Quần chúng ởcơ sở không mất lòng tin vào Đảng, vào đường lối, mà mất lòng tin vàocon người cán bộ cụ thể ở cơ sở, mất lòng tin qua một số hiện tượng nhưtham nhũng, tiêu cực, suy thoái phẩm chất đạo đức, cho nên phải coi vấnđề đạo đức, lối sống là vấn đề cấp bách nhất. Lại có ý kiến cho rằng,bây giờ nguyên nhân của mọi nguyên nhân vẫn là vấn đề cán bộ; con ngườilà quyết định hết thảy.

Chúng ta nói mãi mà tổ chức cứ phình ra, bộ máythì chồng chéo, biên chế thì tăng lên, lương thì bất hợp lý cho nên phảigỡ từ công tác tổ chức, cán bộ. Cũng có ý kiến cho rằng, hiện nay thẩmquyền, trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân xác định không rõ, nên nhiềuvụ việc không xử lý được vì không ai chịu trách nhiệm; có tình trạng đùnđẩy trách nhiệm cho nhau, thành tích thì nhận của cá nhân, còn khuyếtđiểm thì đổ cho tập thể; vì vậy vấn đề phân định rõ thẩm quyền và tráchnhiệm giữa tập thể và cá nhân là vấn đề cấp bách nhất.

Mỗi ý kiến đều cókhía cạnh hợp lý, đều quan trọng và cấp bách cả, không thể coi nhẹ vấnđề nào. Tuy nhiên, đứng trên tổng thể mà xét, hiện nay cái làm cho quầnchúng oán thán nhất, gây mất lòng tin nhất, làm xói mòn bản chất Đảng đóchính là sự suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống củamột bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; cái này thật là nghiêm trọng.Cho nên, 3 vấn đề đã nêu đều quan trọng và có liên quan mật thiết vớinhau, nhưng Trung ương thống nhất xác định vấn đề thứ nhất là trọngtâm, xuyên suốt và cấp bách nhất. Đây chính là khâu đột phá trong toànbộ công tác xây dựng Đảng hiện nay, là "mắt xích" chủ yếu mà chúng tacần nắm lấy, song trong chỉ đạo không được coi nhẹ 2 vấn đề kia."

III- NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ QUYẾT

Như trên đã nói,lần này Trung ương đổi mới cách ra Nghị quyết. Bản Nghị quyết được viếtngắn gọn, nhưng chứa đựng nhiều nội dung cơ bản và quan trọng, có nhiềuđiểm mới, chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề cấp bách đã được xác định. Trêncơ sở đó, đi thẳng vào đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân, chỉrõ mục tiêu, phương châm, các giải pháp tiến hành và cách tổ chức thựchiện. Đề nghị các đồng chí đọc, nghiên cứu trực tiếp. Tôi chỉ nhấn mạnhthêm một số điểm:

1- Về đánh giá tình hình và nguyên nhân

Việc đánh giá tình hình thường rất khó, vì nó tuỳ thuộc vào chỗ đứng,góc nhìn, cách nhìn, lượng thông tin có được của mỗi người. Thực tế khithảo luận ở Hội nghị Trung ương và xin ý kiến đóng góp của một số tậpthể và cá nhân, có một số ý kiến cho rằng, Đề án chưa thể hiện tinh thầnnhìn thẳng vào sự thật, còn né tránh, chưa thấy hết mức nghiêm trọngcủa những yếu kém, khuyết điểm, tình hình nghiêm trọng hơn nhiều.

Một sốý kiến khác lại cho rằng, Đề án nêu phần khuyết điểm quá nặng nề, đentối, tình hình Đảng không đến mức như vậy; nếu xấu như vậy thì tại saonhững năm qua chúng ta tiến hành sự nghiệp đổi mới đạt được những thànhtựu to lớn mà cả thế giới thừa nhận, vị thế nước ta trên trường quốc tếngày càng được nâng cao ? Nói thế nào cho khoa học, đúng mức, không nêntự bôi nhọ mình, để kẻ xấu lợi dụng. Nó đang muốn phá vỡ niềm tin, bôixấu mình thì mình lại tự làm mất uy tín của mình, như thế thì có khácnào tiếp thêm đạn cho địch bắn.

Trung ương yêu cầu cần phải cóphương pháp nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, biện chứng, khoahọc, nhìn thẳng vào sự thật, bình tĩnh, không phiến diện, không tô hồngvà cũng không bôi đen; chỉ ra cả mặt thành tựu và yếu kém; phân tíchtoàn diện cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Thực tế cóđến đâu nói đến đấy, không nên thổi phồng, cường điệu một mặt nào.

Với những nguyên tắc phương pháp luận đó, Trung ương đã chỉ rõ, trảiqua hơn 80 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, vượt qua muôn vàn khókhăn, thử thách, với bản lĩnh của một Đảng cách mạng chân chính, dàydạn kinh nghiệm, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, Đảng ta đã lãnh đạo,tổ chức và phát huy sức mạnh to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân,giành được nhiều thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng...

Trongthời kỳ đổi mới, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kếtquả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừngđược nâng cao; phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được đổi mới; vaitrò lãnh đạo của Đảng được giữ vững; niềm tin của nhân dân với Đảngđược củng cố; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởngthành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rènluyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phụcvụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng.

Thành tựu 25 năm đổi mới là thànhquả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớncủa đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Hầu hết ý kiến đề nghị là phảikhẳng định mạnh mẽ thành tựu, ưu điểm, bản chất tốt đẹp, truyền thốnganh hùng của Đảng ta. Phải khẳng định phần lớn cán bộ, đảng viên ta rấttốt; nếu không tốt thì làm gì có thành tựu như bây giờ.

Thực tế lịch sửkhông thể phủ nhận được là, hơn 80 năm qua, Đảng ta đã xác lập, củng cốvà ngày càng nâng cao vai trò lãnh đạo, sức mạnh và uy tín của mìnhchính là bằng bản lĩnh, nghị lực; trí tuệ, lý luận tiên phong; bằngđường lối đúng đắn mang lại lợi ích thiết thân cho nhân dân, cho dântộc; bằng sự hy sinh quên mình, phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cánbộ, đảng viên; bằng một tổ chức đoàn kết chặt chẽ, vững chắc; bằng mốiliên hệ máu thịt với nhân dân, được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ vàbảo vệ. Tổ quốc ta, dân tộc ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay,chưa bao giờ có được vị thế trên trường quốc tế như hiện nay.

Tuy nhiên, Trung ương cũng thẳng thắn vạch ra những hạn chế, yếu kém,khuyết điểm trên cả 3 vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, chỉ ra tínhchất, phạm vi, xu thế và hậu quả của những yếu kém, khuyết điểm đó. Phảinói, về tính chất, là nghiêm trọng, kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, chậmđược khắc phục.

Về phạm vi, là tương đối phổ biến, có ở các cấp, cácngành ("một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảngviên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống"). Về xu hướng, là diễnbiến phức tạp, chưa ngăn chặn, đẩy lùi được.

Về hậu quả, là làm giảmsút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; làm suy giảm vị trí, vai trò,sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng; làm tổn hại tới uy tín,thanh danh của Đảng, Nhà nước. Những khuyết điểm đó nếu không được sửachữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vongcủa chế độ ta.

Trên vấn đề thứ nhất, Trung ương đã nghiêmkhắc chỉ ra những biểu hiện c ủa sự suy thoái về tư tưởng chính trị vàsuy thoái về đạo đức, lối sống. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị thểhiện ở chỗ : phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xãhội chủ nghĩa, dao động, thiếu niềm tin, sa sút ý chí chiến đấu, thấyđúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ hoạ theo những nhậnthức sai, quan điểm lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân,không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng cácnguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng.

Sự suy thoái về đạo đức,lối sống thể hiện ở chỗ : sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hámdanh, tham nhũng, lãng phí; bè phái, cục bộ, mất đoàn kết; phong cáchquan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân; lối sống xahoa, hưởng lạc... Trong những biểu hiện đó, cán bộ, đảng viên, nhân dânvà dư luận xã hội quan tâm nhiều nhất, bức xúc nhất là tình trạng thamnhũng, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm… ở một bộ phận đảng viên có chức,có quyền, cả trong một số cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, đương chức,hoặc thôi chức.

Trên vấn đề thứ hai, Trung ương đã thẳngthắn chỉ ra một số khuyết điểm trong công tác tổ chức, cán bộ. Đội ngũcán bộ cấp trung ương, cấp chiến lược rất quan trọng, nhưng chưa đượcxây dựng một cách cơ bản. Công tác quy hoạch cán bộ mới tập trung thựchiện ở địa phương, chưa xây dựng được quy hoạch ở cấp trung ương, dẫnđến sự hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong công tácbố trí, phân công cán bộ. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộchưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí khôngđúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sựphát triển của ngành, địa phương và cả nước.

Trên vấn đề thứba, Trung ương chỉ ra tình trạng không rõ ràng, rành mạch về thẩmquyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan,đơn vị và mối quan hệ với tập thể cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị,ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lýcủa Nhà nước.

Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thựctế ở nhiều nơi rơi vào hình thức do không xác định rõ cơ chế tráchnhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểmkhông ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tậpthể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầucó nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm; tạo kẽ hở cho các việc làmtắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực để mưu cầu lợi ích cá nhân.

Về nguyên nhân của yếu kém, khuyết điểm: Trung ương xemxét khá toàn diện, chỉ ra cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủquan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Các nguyên nhân kháchquan và chủ quan tác động lẫn nhau, xuyên thấm vào nhau rất phức tạp.Đáng chú ý là :

+ Nguyên nhân về sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện,giảm sút ý chí chiến đấu của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; savào chủ nghĩa cá nhân, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trướcdân; ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm, bất chấp đạo lý, dư luận; kỷluật, kỷ cương không nghiêm; cán bộ lãnh đạo, quản lý không gương mẫu.

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ bị buông lỏng, không ít nơi cótình trạng dân chủ hình thức; tập thể là "bình phong" để hợp thức hoá ýkiến của thủ trưởng, mà thực chất là gia trưởng, độc đoán. Nguyên tắc tựphê bình và phê bình thực hiện rất kém, thiếu thẳng thắn, trung thực;xuê xoa, nể nang. Trong hội nghị thì nhất trí nhưng ra ngoài nói kháchoặc không thực hiện. Khi đương chức thì không nói hoặc nói kiểu này,khi nghỉ chức vụ hoặc về hưu lại nói kiểu khác. Khi còn phụ trách thìkhông được góp ý kiến nhưng khi nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác thì córất nhiều đơn, thư tố cáo. Mặt khác, lại có tình trạng dân chủ không điđôi với kỷ luật; kỷ cương không nghiêm. Có tình trạng vi phạm nguyên tắcsinh hoạt đảng, tán phát "tờ rơi", thư nặc danh, đưa tin đồn để nóixấu, đả kích, làm mất uy tín nhau, gây nghi ngờ, chia rẽ nội bộ; thậmchí núp đằng sau xúi quần chúng đấu tranh.

+ Việc nghiên cứu,sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật thích ứng với nền kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời; nhiều văn bảnquy định thiếu chế tài cụ thể. Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nểnang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọngdụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uytín giảm sút, năng lực yếu kém.

+ Công tác tuyên truyền, giáodục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn hình thức,chưa đủ sức động viên ý chí cách mạng của cán bộ, đảng viên. Công tácnghiên cứu lý luận còn bất cập, lạc hậu, chưa giải đáp được nhiều vấn đềlý luận - thực tiễn còn vướng mắc hoặc ý kiến khác nhau. Tình trạnglười học tập hoặc học qua loa, đại khái, học đối phó, học cốt để lấybằng còn xảy ra khá phổ biến.

+ Công tác kiểm tra, giám sát,giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráoriết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc. ..

Từ sự phân tích trên đây, chúng ta có thể trả lời được câu hỏimà nhiều người đặt ra là tại sao từ trước đến nay, Đảng đã có nhiều nghịquyết, chỉ thị về xây dựng Đảng, đã chỉ đạo nhiều cuộc vận động đổimới, chỉnh đốn Đảng nhưng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, chưangăn chặn, đẩy lùi được. Đó chính là do nguyên nhân chủ quan, do lỗicủa chúng ta; do sự yếu kém, thiếu kiên quyết trong công tác giáo dục,lãnh đạo, quản lý; do sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng, thực hành liêm chínhcủa một số cán bộ, đảng viên; sự thiếu gương mẫu của một số cán bộ lãnhđạo, quản lý các cấp.

Suy đến cùng là do không vượt qua được chủnghĩa cá nhân. Bác Hồ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa cá nhân làkẻ thù hung ác, là giặc nội xâm, nó không mang gươm, mang súng nhưng vôcùng nguy hiểm, gian giảo, xảo quyệt; nó kéo người ta xuống dốc khôngphanh. Mọi thứ xấu xa, hư hỏng đều sinh ra từ căn bệnh này. Nếu khôngđánh bại, không quét sạch chủ nghĩa cá nhân thì Đảng ta không thể trongsạch, vững mạnh được, không thể là một đảng cách mạng chân chính hếtlòng vì nước, vì dân được.

2- Về các nhiệm vụ và giải pháp

Trên cơ sở xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách như đã nêu trên,Trung ương chỉ ra các giải pháp bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọngđiểm, khả thi, kết hợp "chống và xây", "xây và chống", tập trung giảiquyết những vấn đề bức xúc, cấp bách nhất. Có 4 nhóm giải pháp: (1)Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong,gương mẫu của cấp trên. (2) Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinhhoạt Đảng. (3) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách. (4) Nhóm giải phápvề công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.

Tinh thần toát lêntrong các nhóm giải pháp đó là cần xác định những việc cần và có thể làmngay và những việc cần phải có thời gian chuẩn bị, nhất là về xây dựng,ban hành cơ chế, chính sách, để xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiệnmột cách kiên quyết, khả thi, hiệu quả.

Những việc cần và cóthể làm ngay là: Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là từng đồng chíUỷ viên Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tự giác, gương mẫutự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình, cái gì tốtthì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình; cảnh giác trướcmọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn củachủ nghĩa cá nhân ích kỷ.

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bíthư tiến hành kiểm điểm, đánh giá, làm rõ trách nhiệm trong việc lãnhđạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, đẩy mạnh chỉđạo việc học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống. Người đứng đầucấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng và tổchức thực hiện kế hoạch giải quyết từng vấn đề cấp bách, những việc cầnlàm ngay, xác định rõ về công việc, thời gian hoàn thành và người chịutrách nhiệm cụ thể. Nghiêm túc thực hiện Quy định về những điều đảngviên không được làm; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lýdứt điểm một số vụ việc mà dư luận quan tâm; cải tiến, nâng cao chấtlượng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Đối với những việc cần phải có thời gian chuẩn bị thì khẩn trương,nghiên cứu, tổng kết, đề xuất để đi đến quyết định và thực hiện. Ví dụ:Phải khẩn trương đổi mới công tác tổ chức cán bộ, chế độ sinh hoạt Đảng;kiểm tra, giám sát việc tự rèn luyện và giáo dục chính trị, tư tưởng,đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Hoàn thiện các cơ chế, chínhsách, nhất là chính sách đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ cho phù hợp vớiđiều kiện mới. Xây dựng quy định cụ thể về việc thực hiện nguyên tắctập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, đẩy mạnh thực hiện chất vấntrong Đảng. Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứngđầu trong quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, gắn với việc tổ chức thựchiện chức trách, nhiệm vụ được giao; có cơ chế giám sát chặt chẽ của tổchức đảng và nhân dân, kịp thời thay thế những người không hoàn thànhnhiệm vụ. Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương, nhà ở, bảo đảm cho cánbộ, công chức có mức sống ổn định và có điều kiện để giữ liêm, đồng thờichống đặc quyền, đặc lợi.

Trong các nhóm giải pháp, có một số điểm mới là:

1- Các giải pháp bảo đảm tính đồng bộ, nhưng cũng rất tập trung,có lộ trình, kết hợp "chống và xây", "xây và chống", hướng vào giảiquyết ba vấn đề bức xúc nhất, với mong muốn tạo được sự chuyển biến cụthể, rõ rệt trong thực tế.

2- Nêu cao và rất nhấn mạnh sựtự phê bình và phê bình, sự gương mẫu của cấp trên, của cán bộ lãnh đạo,quản lý các cấp, trước hết là cấp trung ương và người đứng đầu cácngành, các cấp, các đơn vị. Nghị quyết nói rõ là : "Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ đảng, cán bộ chủ chốt, nhấtlà cấp trung ương, người đứng đầu làm trước và phải thật sự gương mẫu đểcho các cấp noi theo". "Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư,Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí ủy viên ban cán sự đảng,đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các ban của Trungương Đảng, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy và cấp ủy các cấp nghiêmtúc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, nêu gương bằng hành động thựctế".

3- Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình được quyđịnh khá chặt chẽ và cụ thể. Nội dung chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề cấpbách nêu trong Nghị quyết lần này gắn với việc thực hiện 19 điều đảngviên không được làm và việc giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm ởđịa phương, đơn vị, ngành mình. Về cách làm thì từng đồng chí cấp uỷ,từng cán bộ, đảng viên phải chủ động, tự giác xem lại mình để phát huyưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, không chờ đến khi tổ chức hội nghị kiểmđiểm. Trước khi mở hội nghị kiểm điểm phải chuẩn bị thật kỹ, phải tổchức lấy ý kiến góp ý của cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, Mặt trận Tổquốc, các đoàn thể chính trị-xã hội cùng cấp và các đồng chí nguyên làcấp ủy viên cùng cấp. Ủy ban kiểm tra chủ trì phối hợp với ban tổ chức,ban tuyên giáo, ban dân vận, văn phòng và các cơ quan liên quan kiếnnghị với cấp uỷ (hoặc thường vụ cấp uỷ) nội dung gợi ý kiểm điểm cho tậpthể, cá nhân ở những nơi cần thiết.

Sau khi kiểm điểm, báo cáo kết quảvới cấp trên và thông báo với cấp dưới và các cơ quan lấy ý kiến góp ý.Cấp ủy, tổ chức đảng nào, cán bộ, đảng viên nào kiểm điểm tự phê bình vàphê bình không đạt yêu cầu phải kiểm điểm lại; kiên quyết xử lý kỷ luậtnhững cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên không tự giác kiểm điểm,tự phê bình và phê bình, không tự nhận sai lầm, khuyết điểm, không khắcphục được những hạn chế, khuyết điểm đã được nêu ra. Những trường hợp cóvi phạm, tự giác kiểm điểm, tự phê bình nghiêm túc, tích cực sửa chữa,khắc phục, sẽ được xem xét giảm hoặc miễn xử lý kỷ luật.

Sau đợt kiểmđiểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương lần này sẽ duytrì nghiêm túc nền nếp, chế độ tự phê bình, phê bình hằng năm gắn vớikiểm điểm theo chức trách, nhiệm vụ được giao và lấy phiếu tín nhiệm đốivới các chức danh lãnh đạo trong cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể. Địnhkỳ hằng năm, cấp uỷ, tổ chức đảng có hình thức thích hợp thông báo kếtquả kiểm điểm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, đóng góp ý kiến.Định kỳ tổ chức để nhân dân góp ý xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp.

Làm tốt việckiểm điểm, tự phê bình và phê bình sẽ có căn cứ để hiểu rõ thêm cán bộ,đánh giá, xem xét, sàng lọc đội ngũ cán bộ của cả hệ thống chính trị vàchuẩn bị quy hoạch cấp uỷ, các chức danh chủ chốt các cấp nhiệm kỳ tới.Quy định việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với các chức danh lãnhđạo trong cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể. Đồng thời kiến nghị với Quốchội sớm có hướng dẫn để thực hiện quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đốivới người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phêchuẩn. Những người hai năm liền tín nhiệm thấp, không hoàn thành nhiệmvụ cần được xem xét, cho thôi giữ chức vụ, không chờ hết nhiệm kỳ, hếttuổi công tác.

4- Xúc tiến việc xây dựng quy hoạch Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnhđạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2020; tích cực tạonguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tham mưu, chuyên giacấp chiến lược. Thực hiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý chủ trì cấptrên nói chung phải qua chức vụ lãnh đạo quản lý chủ trì ở cấp dưới.

5- Xây dựng và thực hiện một số quy chế bảo đảm phát huy hơn nữadân chủ trong Đảng, tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên.Triển khai thực hiện việc chất vấn trong Đảng, nhất là chất vấn tại cáckỳ họp Ban Chấp hành Trung ương và cấp uỷ các cấp. Thực hiện nghiêm việckê khai tài sản theo quy định; kê khai phải trung thực và được côngkhai ở nơi công tác và nơi cư trú. Xử lý nghiêm người kê khai khôngđúng. Quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ,tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị. Ban hành quy chế để hằng năm Ban Chấphành Trung ương góp ý kiến, thể hiện sự tín nhiệm đối với tập thể vàtừng thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ban chấp hành đảng bộ các cấpgóp ý kiến, thể hiện sự tín nhiệm đối với tập thể và từng thành viên banthường vụ cấp uỷ cấp mình.

Ủy ban kiểm tra các cấp thườngxuyên kiểm tra, giám sát đối với cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý trongviệc chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước; hằng năm có báo cáokết quả thực hiện của cán bộ thuộc cấp ủy quản lý trong việc chấp hànhquy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, Luật Cán bộ, côngchức, Luật Viên chức. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luậtđể bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; loại trừkhả năng để cán bộ và người thân của cán bộ lợi dụng chức vụ, vị trícông tác để trục lợi.

6- Về công tác cán bộ, xây dựng tiêuchuẩn cán bộ theo chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ, làm cơ sở choviệc quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp uỷ đồng thời là chủtịch ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện; gắn với xây dựng quy chế kiểmtra, giám sát, bảo đảm thực sự có hiệu quả, ngăn chặn sự lạm quyền, độcđoán. Sơ kết, rút kinh nghiệm để có chủ trương về việc đại hội đảng bộtừ cấp tỉnh đến cấp cơ sở trực tiếp bầu cấp uỷ có số dư. Thực hiện chủtrương bố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh, cấp huyệnkhông phải là người địa phương. Thí điểm việc giao quyền cho bí thư cấpuỷ lựa chọn, giới thiệu để bầu cử uỷ viên thường vụ cấp uỷ; cấp trưởngcó trách nhiệm lựa chọn, giới thiệu để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó; thíđiểm chế độ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo quản lý; thực hiện quy trìnhgiới thiệu nhân sự theo hướng những người được dự kiến đề bạt, bổ nhiệmphải trình bày đề án hoặc chương trình hành động trước khi cấp có thẩmquyền xem xét, quyết định.

7- Về cách triển khai thực hiệnNghị quyết, lần này nhấn mạnh vai trò của đồng chí bí thư cấp uỷ. Đồngchí bí thư cấp ủy, tổ chức đảng phải trực tiếp nghiên cứu, phổ biến,quán triệt Nghị quyết và chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thểđể thực hiện Nghị quyết tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Phân côngmột số đồng chí thường trực chỉ đạo. Ở Trung ương gồm Tổng Bí thư, đồngchí Thường trực Ban Bí thư, các đồng chí Trưởng Ban Tổ chức, Kiểm tra,Tuyên giáo, Dân vận; ở cấp tỉnh, thành phố và các đảng đoàn, đảng ủytrực thuộc Trung ương cũng làm tương tự như vậy.

IV- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiệnnay" là một nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt. Nghị quyết đã đượctoàn Đảng, toàn dân rất hoan nghênh và tán thành, coi như đã thổi mộtluồng sinh khí mới vào đời sống chính trị của đất nước. Tuy nhiên, tâmlý chung hiện nay là đang chờ đợi, chờ đợi và hy vọng. Vấn đề quyết địnhbây giờ là khâu tổ chức thực hiện Nghị quyết. Tinh thần chung của Trungương là quyết tâm thực hiện, khó mấy cũng phải thực hiện. Bộ Chính trịđã có Chỉ thị và sẽ có Kế hoạch triển khai thực hiện, nêu rõ các yêucầu, công việc, lộ trình, thời gian, cách thức và các bước tiến hành cụthể. Tôi chỉ xin lưu ý một số điểm chung sau đây:

- Phải nhậnthức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung củaNghị quyết, nắm vững những tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm,trên cơ sở đó có sự thống nhất cao về ý chí, quyết tâm, thấy đầy đủtrách nhiệm của mình để gương mẫu, tự giác thực hiện và chỉ đạo, tổ chứcthực hiện Nghị quyết trên mỗi cương vị công tác tại địa bàn, lĩnh vựcdo mình phụ trách.

- Ngay sau khi kết thúc Hội nghị cán bộ này,Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo tiếp thu ý kiến của các đồng chí, hoàn chỉnh vàban hành sớm kế hoạch của Bộ Chính trị về việc thực hiện nghị quyết củaTrung ương; chỉ đạo các ban đảng Trung ương tiếp thu ý kiến của Hộinghị để sớm ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp với từng mảng côngviệc. Căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị và Kế hoạch của BộChính trị, sự chỉ đạo hướng dẫn của các ban đảng Trung ương và các cơquan cấp trên, các cấp ủy và tổ chức đảng các cấp, các ngành phải xâydựng kế hoạch, chương trình học tập, quán triệt và triển khai thực hiệnNghị quyết Trung ương 4 phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương,ngành mình. Phải làm rất khẩn trương, nghiêm túc, thiết thực; có sự phâncông trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, chặt chẽ.

- Từngcán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặcbiệt là người đứng đầu, người chủ trì phải tự giác, gương mẫu làm trước(ngay sau Hội nghị này, không phải chờ gì cả) tự kiểm điểm, soi lạimình, đơn vị mình, gia đình mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếmkhuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình. Mọiđảng viên đều phải làm như vậy, chứ không phải chỉ đứng ngoài mà "phán",hoặc "chờ xem", coi như mình vô can.

- Phải thực hiện cácnhiệm vụ và giải pháp một cách đồng bộ, tổng hợp đồng thời có trọng tâm,trọng điểm; bao gồm cả việc thực hiện 8 nhiệm vụ nêu trong Nghị quyếtĐại hội XI của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, các quy định khác của Đảngvà Nhà nước; kết hợp giữa "xây và chống", "chống và xây". Nêu gươngnhững người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làmsai trái; đấu tranh mạnh mẽ chống tham nhũng, hư hỏng, tiêu cực; xử lýnghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tăngcường công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên, cán bộ; công táckiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán của các cơ quan chức năng; nângcao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; phát huy vai trò giám sátcủa nhân dân, các đoàn thể, của báo chí, công luận.

- Việckiểm điểm, tự phê bình và phê bình cần được chuẩn bị thật chu đáo, chỉđạo tỉ mỉ, chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng; làm đến đâu chắcđến đó, đạt kết quả cụ thể, thực chất. Hết sức tránh làm lướt, làm qualoa, hình thức, chiếu lệ. Khắc phục tình trạng xuê xoa, nể nang, thậmchí biến cuộc họp tự phê bình và phê bình thành nơi vuốt ve, ca tụng lẫnnhau; cũng như tình trạng lợi dụng dịp này để "đấu đá", "hạ bệ" nhauvới những động cơ không trong sáng. Nghiêm khắc xử lý những trường hợptrù dập phê bình và vu cáo người khác.

Kinh nghiệm cho thấy, muốn tự phêbình và phê bình có kết quả tốt, điều quan trọng là phải thật sự pháthuy dân chủ trong Đảng, người đứng đầu phải gương mẫu và phải có cáchình thức dân chủ để quần chúng đóng góp phê bình cán bộ, đảng viên vàphải nghiêm túc tiếp thu những ý kiến phê bình đúng đắn. Những trườnghợp sai phạm nghiêm trọng mà không thành khẩn, không tự giác, tập thểgiúp đỡ mà không tiếp thu thì phải xử lý thích đáng. Thái độ nể nang,hữu khuynh, "ngậm miệng ăn tiền" hoặc thái độ cực đoan, muốn lợi dụngphê bình để đả kích người khác, gây rối nội bộ, đều là không đúng. Tựphê bình và phê bình đòi hỏi mỗi người phải có tinh thần tự giác rấtcao, có tình thương yêu đồng chí thật sự và phải có dũng khí đấu tranhthẳng thắn, chân tình. Đây cũng là dịp để hiểu thêm cán bộ, có cơ sở đểđánh giá cán bộ, xem xét kết hợp chuẩn bị quy hoạch cán bộ cho thời giantới.

- Phải đặt việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xâydựng Đảng trong tổng thể thực hiện các nghị quyết khác của Trung ương,của Quốc hội, của Chính phủ..., nói rộng ra là trong việc thực hiệnnhiệm vụ chính trị thường xuyên của cả hệ thống chính trị, bảo đảm thúcđẩy việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vữngổn định chính trị, an ninh-quốc phòng, đẩy mạnh các hoạt động đốingoại... chứ không phải "đóng cửa" để chỉnh đốn Đảng. Xây dựng, chỉnhđốn Đảng là để làm cho Đảng ta ngày càng mạnh hơn; cán bộ, đảng viêngương mẫu hơn; tổ chức đảng có sức chiến đấu cao hơn; đoàn kết nội bộtốt hơn; gắn bó với nhân dân mật thiết hơn; thúc đẩy thực hiện nhiệm vụchính trị đạt kết quả cao hơn; chứ không phải ngược lại.

- Xâydựng, chỉnh đốn Đảng là công việc xây dựng tổ chức, xây dựng con người,là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ củacon người, đòi hỏi mỗi người phải tự phân tích, mổ xẻ những ưu, khuyếtđiểm của chính bản thân mình; phải nhận xét, đánh giá về người khác. Nếukhông thật tự giác, chân thành, công tâm thì rất dễ chủ quan, thườngchỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người khác; trong khi chỉthấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình. Vì vậy, thườngrất khó, rất phức tạp. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quanđến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Đảng ta đã làm, làmnhiều, làm thường xuyên và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nếukhông làm thì không có được những thành quả như ngày nay.

Tuy nhiên,trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, trước thực trạng một số yếukém, khuyết điểm, hơn lúc nào hết, Đảng ta càng phải đặc biệt coi trọnghơn nữa nhiệm vụ xây dựng Đảng như Đại hội XI và Hội nghị Trung ương 4đã chỉ ra, tạo bước chuyển thực sự trong công tác này. Điều quan trọngcó ý nghĩa quyết định là: tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phảicó quyết tâm rất lớn, có sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiệnquyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúngđắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợidụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại. Có những việc không thể chỉ làmmột lần là xong. Ngược lại, phải làm rất kiên trì, bền bỉ; làm thườngxuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằngngày. Có khi giải quyết xong vấn đề này lại nảy sinh vấn đề khác, làmđược việc này lại xuất hiện việc khác. Nếu không xác định như vậy thìmỗi khi thấy có sự việc tiêu cực trong Đảng dễ mất bình tĩnh, nảy sinhtư tưởng bi quan, hoài nghi, hoặc mất niềm tin, phủ nhận mọi sự cố gắngvà kết quả chung.

Thưa các đồng chí,

Những nộidung trình Hội nghị cán bộ toàn quốc lần này là những vấn đề rất cơ bảnvà hệ trọng. Thời gian Hội nghị không nhiều, đề nghị các đồng chí nêucao tinh thần trách nhiệm, tập trung dành thời gian nghiên cứu, thảoluận, góp ý kiến để tạo thống nhất cao trong việc tổ chức triển khaithực hiện Nghị quyết.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư tin tưởng rằng,với truyền thống và bản chất tốt đẹp của Đảng ta, với quyết tâm chínhtrị rất cao của toàn Đảng, lại được nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhấtđịnh chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi Nghị quyếtTrung ương 4, tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng, làmcho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Thay mặt BộChính trị, Ban Bí thư, tôi xin gửi đến các đồng chí lời chúc sức khỏe,hạnh phúc, nhiều niềm tin mới, khí thế mới. Chúc Hội nghị của chúng tathành công tốt đẹp."

(Nguồn: TTXVN)

(0) Bình luận
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 4