Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu bế mạc, khái quát lạinhững kết quả chủ yếu mà Hội nghị đạt được. Hải Dương online trân trọng giới thiệu toàn vănphát biểu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
“Thưa các đồng chí Trung ương,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,
Sau 10 ngày làm việc khẩn trương, dân chủ, nghiêm túc, Hội nghị lần thứbảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.Các đồng chí Ủy viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã thể hiệntinh thần trách nhiệm cao, phát huy trí tuệ, thẳng thắn thảo luận, đóng gópnhiều ý kiến sâu sắc vào các đề án, báo cáo. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa vàgiải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đãthống nhất cao thông qua nội dung các nghị quyết, kết luận của Hội nghị. Để kếtthúc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, tôi xin phát biểu làm rõ thêm một số vấnđề và khái quát lại những kết quả chủ yếu mà Hội nghị đã đạt được.
1- Về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị: Qua trao đổi, thảoluận, Trung ương nhấn mạnh, củng cố, kiện toàn, từng bước hoàn thiện hệ thốngchính trị là công việc rất lớn, hệ trọng và phức tạp, phải vừa làm vừa rút kinhnghiệm. Vừa qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều kết quả quantrọng, góp phần vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệđất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, vẫn còn không ít hạn chế, yếukém. Tổ chức bộ máy vẫn cồng kềnh, chồng chéo; biên chế vẫn phình to, nặng nề;chất lượng cán bộ, công chức chậm được nâng cao; hoạt động của toàn hệ thống cónhững khâu chưa thông suốt, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Việc nghiên cứu lýluận, tổng kết thực tiễn một số vấn đề về phương thức lãnh đạo của Đảng, tổ chứcvà hoạt động của bộ máy nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân có nhữngđiểm còn chưa đủ sáng tỏ. Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các quan điểm, chủtrương đúng đắn của Đảng trong lĩnh vực này chưa thực sự kiên quyết, nhất quán;một số chủ trương, chính sách chưa phù hợp chậm được phát hiện, điều chỉnh, sửađổi. Chưa tiến hành đồng bộ giữa đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy với bổ sung,hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách.
Trung ương yêu cầu, thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, kiệntoàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, nhằm mục tiêu xây dựng tổ chứcbộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạođức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trongtình hình mới. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị phải đồng bộ với đổi mớithể chế kinh tế; thống nhất giữa các tổ chức trong toàn hệ thống, bao gồm Đảng,Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Kiện toàn tổ chứcbộ máy phải đi đôi với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức. Hoàn thiện thể chế phải gắn liền với đổi mới nội dung vàphương thức lãnh đạo của Đảng. Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và cơ chế hoạt độngcủa các đơn vị sự nghiệp công. Tăng cường quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân,nhất là ở cơ sở. Không nhất thiết ở Trung ương có tổ chức nào thì ở địa phươngcũng có tổ chức đó. Đối với những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã đủ rõ, chín muồithì kiên quyết thực hiện; những vấn đề chưa đủ rõ, còn có ý kiến khác nhau thìcần chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, tổng kết để làm rõ, có bước đi thích hợp,không nóng vội, chủ quan, duy ý chí...
Trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo chung nêu trên, cần tiếp tục rà soát, kiệntoàn các cơ quan tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của Đảng; hoàn thiện,nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước (bao gồm cả Quốc hội,Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, chính quyềnđịa phương); đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của Mặt trận Tổ quốcvà các đoàn thể chính trị-xã hội theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ,không chồng chéo, trùng lắp.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, côngchức, viên chức theo vị trí công tác, tiêu chuẩn chức danh, số lượng cán bộ,công chức, viên chức để giao, quản lý biên chế. Tiếp tục thí điểm khoán kinh phíhành chính để khuyến khích giảm biên chế. Tăng cường cán bộ kiêm nhiệm một sốchức danh phù hợp. Thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó lãnh đạo, quản lýở các tổ chức. Đẩy mạnh áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơnvị sự nghiệp công lập, thực hiện "xã hội hoá" dịch vụ công, từng bước giảm chilương viên chức từ ngân sách nhà nước; quản lý chặt chẽ việc thành lập mới cácđơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức quần chúng và số lượng viên chức ở cácđơn vị sự nghiệp công lập. Khẩn trương tổng kết và có kết luận về việc thí điểmkhông tổ chức Hội đồng nhân dân ở một số huyện, quận, phường. Nghiên cứu, thíđiểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị. Thực hiện giảm dần số lượng cán bộkhông chuyên trách cấp xã.
2- Hội nghị nhất trí cho rằng, tiếp sau Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI vềxây dựng Đảng, việc lần này Trung ương bàn và ban hành Nghị quyết về tăng cườngvà đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận là rất cần thiết trongtình hình hiện nay. Bởi vì chỉ có làm tốt công tác dân vận, tăng cường mối liênhệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng thì Đảng mới có sức mạnh. Trong điều kiệnĐảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường, hộinhập quốc tế, có rất nhiều vấn đề mới đặt ra tác động đến tư tưởng, tình cảm,đời sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những hiện tượng phân hóa giàunghèo, phân tầng xã hội, cùng với tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạmquyền làm chủ của nhân dân, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng làthách thức đối với mối liên hệ giữa dân với Đảng. Chỉ có đổi mới và làm tốt côngtác dân vận, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cườngmối liên hệ giữa Đảng với dân, cũng như khối đại đoàn kết toàn dân thì mới pháthuy được sức mạnh to lớn của toàn dân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc.
Để thực hiện được yêu cầu trên, phải quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủtịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về dân vận, về đại đoàn kết dântộc. Đặc biệt là phải tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân;hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chú trọngđến lợi ích trực tiếp của người dân; luôn trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân;những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sứctránh. Thường xuyên chỉnh đốn, xây dựng Đảng, Nhà nước, chính quyền trong sạch,vững mạnh; mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhànước phải vì dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, tận tuỵ với công việc,nói đi đôi với làm để nhân dân tin tưởng, noi theo.
Tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớpnhân dân về vị trí, vai trò của công tác dân vận. Tăng cường công tác tuyêntruyền, phổ biến kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sáchcủa Nhà nước đến với nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước vềcác hoạt động thông tin, truyền thông, định hướng dư luận xã hội; kịp thời ngănchặn, đấu tranh với các thông tin xấu, độc hại, nhất là qua mạng Internet. Kiênquyết, kiên trì thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng,làm cho Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh; tăng cường quan hệ mật thiết giữanhân dân với Đảng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước từTrung ương đến cơ sở. Tập trung giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúctrong nhân dân, nhất là về đời sống, công ăn việc làm, giải tỏa, đền bù đất đai,giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân, cải cách thủ tục hành chính; khắc phụctình trạng tiêu cực, phiền hà; ách tắc và tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, bảođảm an sinh xã hội… Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhândân. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chínhtrị-xã hội, các hội quần chúng. Kiện toàn, nâng cao năng lực dân vận của các cơquan, đơn vị và đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận trong toàn hệ thống chínhtrị, đặc biệt là trong các cơ quan hành chính nhà nước, các cán bộ thường xuyêncó quan hệ, tiếp xúc trực tiếp với dân. Đổi mới mạnh tác phong công tác, thật sựgần dân, trọng dân, học dân. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.
3- Ban Chấp hành Trung ương hoan nghênh và cảm ơn đồng bào, chiến sĩ cảnước và kiều bào ta ở nước ngoài đã nhiệt tình hưởng ứng, tham gia đóng góp ýkiến xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, ghi nhận, biểudương Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và các cơ quan chức năng đã tổ chức chuđáo việc lấy ý kiến nhân dân; tổng hợp đầy đủ, tiếp thu nghiêm túc, giảitrình các góp ý xây dựng để hoàn thiện thêm một bước dự thảo sửa đổi Hiến phápnăm 1992 trình Quốc hội xem xét, quyết định. Qua đợt sinh hoạt chính trị dânchủ, sâu rộng này, nhân dân ta đã một lần nữa thể hiện cao độ lòng yêunước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hết lòng chăm lo xây dựngNhà nước ta, đất nước ta, dân tộc ta vững mạnh, trường tồn. Tuyệt đạiđa số các tầng lớp nhân dân tán thành với nội dung của dự thảo và cho rằng: Dựthảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã bám sát mục tiêu, yêu cầu, quan điểm và địnhhướng lớn đã được xác định trong các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Quốchội, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân; khẳng định bản chất, mô hìnhtổng thể của thể chế chính trị và tổ chức bộ máy của Nhà nước ta đã được thểhiện trong Cương lĩnh và Hiến pháp hiện hành. Nội dung của Dự thảo đã có nhiềusửa đổi, bổ sung quan trọng, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trongtình hình mới.
So với bản dự thảo được công bố, đã có rất nhiều ý kiến của nhân dân đượctiếp thu, tập trung vào nhiều vấn đề quan trọng. Đối với những vấn đề mới, nhạycảm, còn ý kiến khác nhau, Trung ương đã dành nhiều thời gian thảo luận, cho ýkiến chỉ đạo định hướng lựa chọn, tiếp thu, giải trình. Đối với các quan điểmsai trái, những luận điệu tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch, Trungương kiên quyết phê phán, bác bỏ. Trung ương giao Đảng đoàn Quốc hội cùng với Ủyban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tiếp tục quán triệt đầy đủ và sâu sắc hơn nữaCương lĩnh chính trị năm 2011 của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Hội nghịTrung ương 2 và Hội nghị Trung ương 5, các kết luận của Bộ Chính trị và kết luậncủa Hội nghị lần này, khẩn trương chuẩn bị báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnhlý, hoàn thiện bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để trình kỳ họp sắp tớicủa Quốc hội.
4- Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệmôi trường: Trung ương cho rằng, đây là 3 lĩnh vực cực kỳ quan trọng, có nộidung phong phú, nhiều mặt và quan hệ mật thiết với nhau. Thời gian qua, các lĩnhvực này ở nước ta đã bước đầu được quan tâm, có bước phát triển và đạt đượcnhững kết quả quan trọng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém.Việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn nhiều lúng túng, bị động; thiệt hại vềngười và tài sản do thiên tai gây ra còn lớn. Tài nguyên chưa được khai thác, sửdụng hợp lý, hiệu quả và bền vững, một số loại bị khai thác quá mức nên bị suythoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường còn diễn ra phổ biến, có xu hướng gia tăng,ở một số nơi rất nghiêm trọng; đa dạng sinh học suy giảm, gây nguy cơ mất cânbằng sinh thái trên diện rộng. Dự báo thời gian tới, tình hình còn diễn biếnphức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức có thể còn gay gắt, nặng nề hơn.
Để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển những lĩnh vực quan trọng, phức tạp này,trước hết cần nâng cao nhận thức trong toàn đảng, toàn dân và toàn hệ thốngchính trị, coi chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảovệ môi trường là vấn đề có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của đấtnước. Việc xem xét, giải quyết các vấn đề phải dựa trên những nguyên tắc củaphương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng; vừa đáp ứngyêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu dài; vừa toàn diện vừa có trọng tâm,trọng điểm, có bước đi phù hợp.
Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, có nhiều diễn biến phức tạp, khólường, thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21, đòi hỏiphải có tầm nhìn xa, chủ động nghiên cứu, dự báo và có các phương án ứng phó;không cường điệu, thái quá, nhưng cũng không được xem thường, chủ quan. Tàinguyên là tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên quan trọng để xâydựng và phát triển đất nước, cần được đánh giá một cách khoa học, chính xác,trên cơ sở đó có kế hoạch quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệuquả, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh;chú trọng phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới, tái chế. Bảo vệmôi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của pháttriển bền vững, phải được lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự ánphát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Thực hiện phươngchâm lấy phòng tránh, ngăn ngừa là chính, đi đôi với kiểm soát, xử lý ô nhiễm,khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinhhọc.
Nhiệm vụ chung đặt ra là: Phải đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng,tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; thíđiểm phát triển mô hình kinh tế xanh theo địa bàn và theo ngành, lĩnh vực vàtừng bước nhân rộng trên cả nước. Thực hiện phân vùng chức năng sinh thái làm cơsở để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực và địaphương theo hướng phù hợp với đặc tính sinh thái từng vùng, hài hòa với thiênnhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thiết lập, ứng dụng các mô hình dự báotổng thể tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường và kinh tế-xãhội; thí điểm phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên, môi trườngvà thích ứng với biến đổi khí hậu cho lưu vực sông, vùng ven biển, sau đó nghiêncứu nhân rộng ra cả nước. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp và thống nhấttheo chuẩn quốc tế; có cơ chế phù hợp khai thác, chia sẻ thông tin, sử dụng hiệuquả cơ sở dữ liệu trên các lĩnh vực này.
Trong số các giải pháp đã đề ra, cần hết sức chú trọng công tác tuyêntruyền, giáo dục và áp dụng chế tài xử lý vi phạm đủ mạnh để nâng cao nhận thức,hình thành ý thức tự giác, chủ động đề phòng và ứng phó với biến đổi khí hậu, sửdụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường của toàn hệ thống chính trị, cácdoanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và nhân dân; hình thành các thiết chế văn hóa,đạo đức môi trường trong xã hội. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa họcvà công nghệ trong các lĩnh vực này. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhànước, đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, tăng cường và đa dạng hóacác nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môitrường. Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế. Trong nhiệm kỳ này, cần sớm xâydựng và triển khai các chương trình, kế hoạch để thực hiện có hiệu quả các chiếnlược đã được ban hành trên 3 lĩnh vực này, tập trung giải quyết những vấn đề mànhân dân đang đặc biệt quan tâm như: Triều cường, nước biển dâng gây úng lụt,nhiễm mặn ở các tỉnh ven biển, nhất là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long; nạn phárừng, khai thác hủy hoại một số loại khoáng sản; phát triển thủy điện tràn lan,gây hậu quả xấu đến xã hội và môi trường; bỏ hoang hóa đất đai sau khi được giaoquyền sử dụng cho các dự án đầu tư...
5- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét kỹ và nhất trí cao vớinhững nhận định, đánh giá và đề xuất nêu trong Báo cáo sơ kết 1 nămthực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách vềxây dựng Đảng hiện nay". Hội nghị thống nhất cho rằng, trong hơn mộtnăm qua, toàn hệ thống chính trị đã nghiêm túc quán triệt và tíchcực triển khai thực hiện Nghị quyết; nhân dân đã nhiệt tình hưởng ứngtham gia xây dựng Đảng. Nhờ vậy, chúng ta đã thu được những kết quảbước đầu quan trọng. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đều cho rằng, việcban hành và thực hiện Nghị quyết là rất cần thiết, đúng đắn, kịp thờinhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi những tiêu cực, suy thoái trong Đảng, giữvững bản chất cách mạng của Đảng, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vữngmạnh. Qua đây chúng ta cũng có thêm kinh nghiệm trong việc chỉ đạo thựchiện công tác xây dựng Đảng nói chung, trong chỉ đạo việc kiểm điểm,tự phê bình và phê bình nói riêng.
Trung ương yêu cầu phải kiên quyết, kiên trì tiếp tục lãnh đạo tổchức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 với những bước đi vững chắc đểcó thể thực sự tạo được chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựngĐảng. Trước mắt, tập trung xây dựng và thực hiện thật tốt, có kết quả cụ thểcác chương trình, kế hoạch sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, khắc phục nhữnghạn chế, yếu kém đã được chỉ ra trong đợt sinh hoạt chính trị vừa qua. Việckiểm điểm, tự phê bình và phê bình cần tiếp tục được thực hiện mộtcách nghiêm túc gắn với kiểm điểm công tác hằng năm. Việc thực hiệncác nhóm giải pháp khác phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ theođúng Kế hoạch số 08-KH/TW của Bộ Chính trị, gắn với tiếp tục học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện những điều đảng viên khôngđược làm; gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảođảm an ninh, quốc phòng, tăng cường công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế.
Trung ương cũng đã xem xét các Báo cáo công tác kiểm tra của Đảng năm2012; công tác tài chính Đảng năm 2012; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chínhtrị từ sau Hội nghị Trung ương 6 đến nay. Đồng thời yêu cầu Ban cán sự đảngChính phủ khẩn trương chuẩn bị Đề án cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợcấp ưu đãi người có công để trình Trung ương xem xét, quyết định vào thời gianthích hợp. Ngoài những quan điểm, định hướng chính sách, biện pháp đã được xácđịnh tại Kết luận của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, cần quán triệt và thực hiệnnghiêm túc Kết luận của Hội nghị Trung ương lần này; đẩy mạnh việc nghiên cứu,tổng kết một cách cơ bản, sâu sắc, toàn diện các mặt để có một hệ thống cácchính sách, biện pháp cải cách cơ bản chế độ tiền lương. Chú trọng một số giảipháp có tính đột phá, nhất là đột phá trong cải cách hành chính, tinh giản biênchế và tạo nguồn lực tài chính bảo đảm cho tính khả thi của Đề án.
Về xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược: Trên cơ sở Tờ trình vàcác báo cáo của Bộ Chính trị, Trung ương đã cho ý kiến về nguyên tắc, tiêuchí, phương pháp lựa chọn nhân sự đưa vào quy hoạch; về số lượng chomỗi chức danh; về cơ cấu độ tuổi, giới tính, thành phần xuất thân vàphương án nhân sự giới thiệu vào quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, BộChính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảngvà Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Đây là mộtdịp tổng rà soát lại đội ngũ cán bộ, cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về nguồncán bộ và là cơ sở quan trọng để xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Ngaysau Hội nghị này, Bộ Chính trị sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến củaTrung ương để hoàn thiện, ban hành quy hoạch; đồng thời bám sát nhữngquan điểm, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo của Đề án đã được Hội nghịTrung ương 6 khóa XI thông qua và Kế hoạch số 10 của Bộ Chính trị để lãnhđạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch, từng bước đưa công tác cán bộở Trung ương đi vào nền nếp, chủ động hơn, chính xác hơn.
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thànhmột khối lượng lớn công việc. Trung ương đã thống nhất cao ban hành nhiều nghịquyết, kết luận quan trọng. Tất cả các quyết định này đều liên quan chặt chẽ vớinhau, có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Trách nhiệm của chúng ta sau Hội nghị này là phải triển khai thực hiện cókết quả các nghị quyết và kết luận của Trung ương vừa thông qua, coi đây là khâumấu chốt quyết định trong việc biến nghị quyết thành hiện thực. Ở đây đòi hỏichẳng những phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, mà còn phải có phương pháp làmviệc khoa học, chặt chẽ. Bởi vì cùng một lúc chúng ta phải làm rất nhiều việc,việc nào cũng quan trọng, cấp bách. Nếu không có cái nhìn tổng thể, bao quát thìdễ chỉ thấy việc này, bỏ sót việc khác.
Tình hình chung của đất nước bên cạnh mặt thuận lợi cơ bản cũng còn nhiềukhó khăn, thách thức. Kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2013 tuy có những mặtchuyển biến tích cực, đúng hướng, nhất là trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềmchế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, nhưng vẫn chưa vững chắc, còn nhiều khókhăn. Thu chi ngân sách đạt thấp; sản xuất công nghiệp tăng chậm so với cùng kỳ;số doanh nghiệp bị giải thể hoặc ngừng hoạt động vẫn còn lớn; sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và dịch bệnh. Việc làm, thu nhậpcủa người lao động, an sinh xã hội còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Trong khiđó, tình hình thế giới và khu vực vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường,đặt ra những thách thức mới cho sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia,giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các thế lực thù địch, cơ hộichính trị đang tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, rasức kích động, chia rẽ nội bộ ta, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân. Vì vậy,hơn lúc nào hết, chúng ta cần nêu cao ý chí của người cách mạng chân chính, tinhthần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, tăng cường đoàn kết thống nhất, pháthuy hơn nữa vai trò cá nhân, cùng với cấp ủy và chính quyền, lãnh đạo và tổ chứcthực hiện thật tốt các nghị quyết, kết luận, quyết định của Hội nghị Trung ươnglần này cùng các nghị quyết khác của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; bảo đảm hoànthành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2013.
(TTXVN)