Ô tô chạy sai tuyến bị phạt tới 600.000 đồng

29/07/2016 17:37

Nhóm hành vi vi phạm quy định về chở hành khách, chở người vi phạm quy định vận tải đường bộ Nghị định 46 quy định thế nào?


Trả lời: Chở vượt quá số người quy định được phép chở của phương tiện đối với người điều khiển ô tô chở khách, ô tô chở người (trừ xe buýt): Chở quá từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 3 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 4 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 5 người trở lên trên xe trên 30 chỗ:

- Đối với xe chạy tuyến có cự ly nhỏ hơn 300 km: Phạt người điều khiển từ 400.000-600.000 đồng trên mỗi người vượt quá được phép chở; tước giấy phép lái xe (GPLX) từ 1-3 tháng nếu vượt trên 50%-100% số người quy định hoặc từ 3-5 tháng nếu vượt trên 100% số người quy định. Đối với xe chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km bị phạt từ 1-2 triệu đồng trên mỗi người vượt quá được phép chở; tước GPLX từ 1-3 tháng nếu vượt trên 50%-100% số người quy định được phép chở hoặc từ 3-5 tháng nếu vượt trên 100% số người quy định.

Phạt từ 400.000-600.000 đồng, tước GPLX từ 1-3 tháng đối với hành vi vi phạm không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định.

Phạt người điều khiển từ 1-2 triệu đồng, tước GPLX từ 1-3 tháng đối với  xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng không có danh sách hành khách theo quy định hoặc chở người không có tên trong danh sách hành khách, không có hợp đồng vận chuyển theo quy định: Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không mang theo Lệnh vận chuyển hoặc có mang theo nhưng không có xác nhận của bến xe hai đầu tuyến theo quy định.

Hỏi: Nghị định quy định thế nào đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ?

Trả lời: Phạt từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8-12 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ; tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ (HLATĐB), phần đất dọc 2 bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;

Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ; sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc HLATĐB làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác; dựng rạp, lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt; bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố; chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 5 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe; xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố.

Phạt từ 6-8 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12-16 triệu đồng đối với tổ chức chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

(Còn nữa)

Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh


(0) Bình luận
Ô tô chạy sai tuyến bị phạt tới 600.000 đồng