Các nhà khoa học đang nuôi cấy tim người trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu này có thể mang lại hy vọng cho hàng triệu người mắc bệnh tim mạch trên toàn thế giới.
Các bệnh nhân ghép tim hiện nay phải dùng thuốc suốt đời nhằm chống hệ miễn dịch của cơ thể đào thải qua tim được ghép. Điều này có thể khiến các bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, suy thận và đái tháo đường. Nguy cơ này có thể tránh được, nếu phương pháp nuôi cấy tim người trong phòng thí nghiệm thành công.
Quy trình tạo nuôi cấy tim người nhân tạo.
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Minnesota (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm trên tim của người chết. Quả tim này được loại bỏ các tế bào cơ tim. Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành tiêm tế bào gốc tim của người bệnh vào ‘khung’ tim đã được loại bỏ tế bào cơ để nuôi cấy. Sau khi trái tim này hoạt động, nó sẽ được ghép vào cơ thể bệnh nhân tim.
Trước đó, nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Minnesota đã nuôi cấy thành công tim nhân tạo của chuột và lợn theo phương pháp này. Tuy nhiên, những quả tim này hoạt động quá yếu nên chưa thể cấy ghép vào cơ thể động vật.
Hiện công việc nuôi cấy tim người trong phòng thí nghiệm đang tiến triển khá khả quan. Nhóm nghiên cứu tin rằng những quả tim nhân tạo này có thể bắt đầu đập trong một vài tuần tới. Nếu thành công, đây sẽ là tiền đề để nuôi cấy các cơ quan nội tạng khác như gan, phổi hay thận trong tương lai.
“Những quả tim đang phát triển rất tốt và chúng tôi hy vọng chúng sẽ bắt đầu hoạt động trong vài tuần tới. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trở ngại cần vượt qua để tạo ra một quả tim có đầy đủ chức năng như một quả tim bình thường”, tiến sĩ Doris Taylor, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết.
(Nguồn: Đất Việt)