Nokia 3310 nổi tiếng bền bỉ, "nồi đồng cối đá". Đây cũng là chiếc điện thoại đầu tiên trong đời của không ít người.
Điện thoại di động Nokia 3310 đã gần như trở thành một biểu tượng. Khi được tung ra vào năm 2000, nó là một trong những mẫu điện thoại bán chạy nhất mọi thời đại, với 126 triệu chiếc được sản xuất.
Chiếc điện thoại này nổi tiếng bền bỉ, "nồi đồng cối đá". Đây cũng là chiếc điện thoại đầu tiên trong đời của không ít người. Nhiều người ở độ tuổi 30 trở lên nhớ nó như là chiếc điện thoại đầu tiên mà họ sở hữu, hoặc đã từng là chú dế mà bạn bè họ thèm muốn.
Mới đây, chiếc điện thoại này lại bỗng dưng "gây sốt" khi có tin đồn rằng nó sẽ được sản xuất trở lại, mặc dù điều này vẫn chưa được xác nhận bởi Nokia.
Nhưng giữa vô số sản phẩm điện thoại, đặc biệt là điện thoại thông minh, cung cấp rất nhiều lựa chọn hiện nay, liệu Nokia 3310 có thực sự tạo sức hút trên thị trường khi trở lại?
Câu trả lời là có thể và nhờ chính sự đơn giản của 3310.
Không phải tất cả người dùng mong muốn một chiếc điện thoại phức tạp, có thể thực hiện hàng trăm chức năng khác nhau, đặc biệt là nhóm người dùng lớn tuổi.
Thực tế là 3310 thực hiện cuộc gọi và các tin nhắn văn bản nhanh, ổn định có khả năng vẫn là một điểm mạnh giúp nó được một nhóm người dùng nhất định ưa chuộng..
Từ quan điểm thiết kế, chiếc điện thoại này tuân theo một số quy tắc quan trọng của ngón tay cái, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người sử dụng (người sử dụng làm trung tâm thiết kế), thay vì buộc họ phải chấp nhận các thao tác mới.
Các thiết lập màn hình nhỏ gọn giúp nó cung cấp nhanh chóng và dễ dàng tình trạng pin cũng như tín hiệu của điện thoại. Do có rất ít nội dung hiển thị cùng một lúc nên người dùng cũng không phải nhớ các thao tác phức tạp thông qua các menu.
Mẫu điện thoại này có tính thẩm mỹ tương đối cao. Nó nhỏ gọn, dễ dàng phù hợp trong túi, không giống như nhiều điện thoại thông minh lớn hiện nay.
Trong khi đối với nhiều người dùng trong chúng ta, màn hình cảm ứng hiện nay là tiêu chí lựa chọn hàng đầu, thì đối với một số người dùng khác, các thao tác kéo, trượt, nhấp chọn các biểu tượng không phải là tiêu chí lựa chọn hàng đầu. Thay vào đó, 3310 với các nút bấm cứng cung cấp thông tin phản hồi vật lý tốt và có thể được sử dụng mà không cần nhìn vào các phím bấm.
Như đã đề cập, 3310 cũng được biết đến với độ bền của nó.
Trong khi đó điện thoại thông minh hiện nay, với xu hướng ngày càng mở rộng kích thước màn hình và giảm đi độ dày đã khiến chúng xuất hiện vô số nhược điểm. Một trong số đó là khả năng điện thoại thông minh dễ bị bẻ cong, thậm chí bị vỡ khi để trong túi chật. Đã có các báo cáo cho thấy iPhone bị bẻ cong khi để trong túi quần của người dùng.
Hiện tượng trên sẽ không thể xuất hiện trên 3310.
Một người đam mê sử dụng điện thoại Nokia đã tuyên bố với tờ Daily Mail rằng chiếc 3310 của ông này vẫn làm việc hoàn hảo sau 17 năm sử dụng.
3310 hiếm khi cần sạc so với điện thoại thông minh và có bộ phận rời thay thế dễ dàng với giá thành rẻ hơn.
Thêm "điểm thưởng" cho 3310 là chiếc điện thoại này dễ dàng để làm sạch và tùy chỉnh hơn - thay vì vỏ điện thoại với màu sắc mặc định khi mua, người dùng có thể mua nhiều loại vỏ cho 3310 để cá nhân hóa điện thoại của mình.
Một yếu tố khác của chiếc điện thoại này khiến nhiều người có thể nhớ là trò chơi Snake. Đã từng có một cơn sốt liên quan tới trò chơi này và vô số người đã đốt thời gian điều khiển con rắn chạy xung quanh màn hình.
Mặc dù có đồ họa rất hạn chế và lối chơi cực kỳ đơn giản, nhưng chắc chắn Snake có thể tự hào sánh ngang mức độ gây nghiện với Angry Birds và Flappy Bird.
Một ưu điểm tiềm năng mà 3310 dễ được người dùng hiện nay đón nhận đó là chiếc điện thoại này không kết nối internet. Với chiếc điện này, nhiều người dùng sẽ có cơ hội "cai nghiện" điện thoại thông minh và góp phần điều trị chứng trầm cảm, lo lắng, mất ngủ vốn xảy ra ngày càng nhiều với người dùng điện thoại thông minh hiện nay.
Với tất cả sự đơn giản, độ bền, lấy người dùng làm trung tâm, và có thể góp phần mang lại một lối sống lành mạnh hơn cho người dùng, rõ ràng Nokia 3310 vẫn còn cơ hội nếu nó "tái xuất".
Theo Vietnam+