Truyền thuyết từ xưa, các thế hệ nhà giáo khi chấm bài cho học tròthường sử dụng bút mực đỏ, là một cách để tưởng nhớ nhà giáo Chu Văn An, người từng đượcnhân dân tôn vinh là "Người thầy của muôn đời".
Saukhi Chu Văn An qua đời, căn nhà nhỏ bên núi Phượng Hoàng đã được dựngthành một đền thờ giản dị. Nơi đây hiện vẫn lưu giữ được các di chỉ nhưGiếng Son, Giếng Ngọc và khu lăng mộ giữa rừng. Từ chân núi lên chínhđiện có 3 bậc tam cấp với 63 bậc được thiết kế theo mô hình "Thất trảmsớ", cứ 7 bậc lại có một chiếu nghỉ. Ông Nguyễn Văn Sông, Trưởng Banquản lý di tích cho biết, đó là một cách để mỗi người khi về chiêm bái,dâng hương tại đền luôn nhớ đến đạo nghĩa thầy trò, cũng như tự răn dạymình dù ở cương vị nào cũng phải luôn giữ liêm chính, không được làmnhững việc phương hại cho xã hội, đất nước. Tương truyền, khi về núiPhượng Hoàng dạy học, phát hiện ra lòng Giếng Son có nền đất màu đỏthẫm, thầy Chu đã dùng son trong giếng làm mực viết bài giảng, chấm bàicho học trò. Theo thầy "Học mới chỉ có mắt, hành mới có chân, có mắt cóchân mới tiến được. Có biết mới làm, có làm mới biết nhưng cái biếttrong cái làm mới là cái biết sâu sắc nhất, thiết thực nhất...". Tiếnsỹ, Nhà giáo nhân dân Đặng Huỳnh Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục& Đào tạo cho biết, đây cũng là một trong những lý do khiến từ 700năm qua, các thế hệ nhà giáo nước Việt luôn đề cao nguyên tắc khitruyền thụ kiến thức là "học đi đôi với hành" và dùng mực đỏ để chấmbài cho học trò. Tiến sỹ Đặng Huỳnh Maicho biết, ngay từ đầu những năm 1990, Bộ đã có ý tưởng trùng tu tôn tạocác hạng mục tại khu di tích đền thờ thầy Chu tại núi Phượng Hoàng. Từnhững di chỉ do Bảo tàng Hải Dương khai quật khảo cổ năm 1997, Côngđoàn Giáo dục Việt Nam đã mở đợt vận động quyên góp kinh phí trong cánbộ giáo viên, học sinh sinh viên nhiều tỉnh thành cả nước để đại trùngtu công trình. Năm 2005, nhiều công trình lớn tại khu di tích được khởicông. Đến ngày 4-1-2008, trên nền di tích xưa, đền thờ thầy Chu VănAn khánh thành, tạo nên một không gian linh thiêng, tĩnh tại bên núiPhượng Hoàng. Chu Văn An (1292-1370) nguyên có tên Chu An, hiệu Tiều Ẩn, tên chữ Linh Triệt, là mộtnhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần, được phong tước Văn Trinh Côngnên đời sau quen gọi là Chu Văn An; sinh tại làng Văn, xã Quang Liệt,huyện Thanh Đàm (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội). Ông nổi tiếng là ngườicương trực, không cầu danh lợi, mặc dù thi đỗ cao nhưng không ra làmquan mà về dạy học tại quê nhà. Nhiều học trò của thầy hiển đạt và luôngiữ đức thanh liêm, có những người làm đến chức Tể tướng. (Nguồn: ĐS&PL) |