Hãy cùng điểm lại những phát minh quan trọng của công nghệ trong thế kỷ 21 với phần "điểm danh" của báo Telegraph (Anh).
Ảnh: Independent
1. Bluetooth (2000)Công nghệ Bluetooth được giới thiệu từ năm 1999, tuy nhiên phải mới tới đầu thế kỷ 21, các nhà sản xuất mới bắt đầu tích hợp công nghệ này vào điện thoại di động và máy tính.
Hiện nay, với ngày càng nhiều hơn những thiết bị kết nối, Bluetooth đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, và sẽ còn tiếp tục trở nên quan trọng hơn nữa trong thời gian tới.
Ảnh: Independent
2. iPod (2001)Các loại máy nghe nhạc MP3 đã có trên thị trường từ nhiều năm trước khi Apple tung ra dòng sản phẩm thuộc loại này của họ năm 2001. Tuy nhiên chiếc iPod, cùng với phần mềm iTunes của Apple là công nghệ thực sự đã thay đổi cách nghe nhạc của mọi người.
Với dung lượng bộ nhớ trong lớn của iPod, việc mang theo các đĩa CD hay băng cát-sét lỉnh kỉnh đã không còn cần thiết nữa, cộng với thiết kế "mượt mà" của nó, iPod thực sự là mơ ước của nhiều người.
Ảnh: Independent
3. Tim nhân tạo AbioCor (2001)Đây là quả tim nhân tạo lần đầu tiên được sử dụng thay thế tim người trong một ca phẫu thuật năm 2001. Quả tim này có khả năng tự cung cấp năng lượng hoạt động, không giống với các thiết bị tim nhân tạo trước đó, theo đó nó không cần có thêm các dây rợ phiền toái làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Tuy nhiên cho tới nay vẫn có rất ít ca phẫu thuật đã sử dụng quả tim nhân tạo này.
Ảnh: Independent
4. Mozilla Firefox (2002)
Firefox là trình duyệt web đầu tiên đủ sức mạnh để thách thức sự thống lĩnh của trình duyệt Internet Explorer của Microsoft sau khi trình duyệt Netscape Navigator thất bại trong "cuộc chiến trình duyệt đầu tiên".
Đây là trình duyệt miễn phí, mã nguồn mở, do đó nó trở nên hấp dẫn với những người dùng Windows không muốn bị bó buộc hoàn toàn trong thế giới phần mềm của Microsoft.
Tuy nhiên sau một thời gian phát triển rầm rộ, rốt cuộc Mozilla Firefox cũng phải chịu thúc thủ trước đối thủ mạnh mẽ hơn là trình duyệt Chrome của Google.
Ảnh: Independent
5. Skype (2003)Ứng dụng Skype đã thay đổi hoàn toàn cách con người liên lạc với nhau xuyên biên giới.
Từng có một thời việc gọi điện cho người thân hoặc bạn bè ở nước ngoài luôn tốn kém chi phí cắt cổ. Nhưng nhờ có Skype, ứng dụng này đã giúp mọi người không những chỉ trò chuyện đơn thuần, có khi còn trò chuyện kèm theo hình ảnh (video chat) hoàn toàn miễn phí.
Ban đầu Skype chỉ hoạt động giới hạn trên máy tính để bàn, nhưng theo thời gian, nó đã được phát triển trên nền tảng di động và hiện tại, nhiều người cũng sử dụng nó để liên lạc với bạn bè và đồng nghiệp xung quanh chứ không chỉ ở khoảng cách xa nữa.
Ảnh: Independent
6. Facebook (2004)Facebook không phải mạng xã hội đầu tiên. Nó được xây dựng trên nền tảng thành công đã được gây dựng trước đó của các mạng xã hội đầu tiên như MySpace và Bebo.
Tuy nhiên Facebook mau chóng vượt qua những mạng đi trước nhờ sự đơn giản, dễ dùng và tính độc quyền (thoạt đầu người dùng cần phải có một tài khoản email đăng ký ở đại học để được là thành viên).
Ngày nay Facebook trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới, kết nối hơn 1,6 tỉ người dùng toàn cầu với các thành viên ở nhiều thành phần xuất thân khác nhau, quốc tịch và tuổi tác đa dạng.
Ảnh: Independent
7. YouTube (2005)Được ba cựu nhân viên của PayPal tạo ra năm 2005, YouTube phát triển thành mạng chia sẻ video phổ biến nhất thế giới.
Mấu chốt dẫn tới thành công của YouTube chính là, nó tạo cơ hội để bất cứ ai trên toàn thế giới cũng có thể tự biểu đạt bản thân miễn phí.
Ảnh: Independent
8. Máy chơi game Nintendo Wii (2006)Trong lúc cuộc canh tranh trên thị trường thiết bị chơi game giữa PlayStation của Sony và Xbox của Microsoft đang diễn ra quyết liệt, Nintendo xuất hiện với một ưu thế cho phép người chơi game có thể tham gia một cách thực tiễn vào trò game ảo họ đang chơi.
Ngay lập tức nó được người dùng ưa chuộng, thậm chí còn có thể dùng làm thiết bị tập thể dục nữa.
Ảnh: Independent
9. Điện thoại iPhone (2007)Điện thoại iPhone của Apple là dòng điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng đầu tiên nhận được sự hoan nghênh rộng rãi của thị trường.
Một phần lý do khiến iPhone trở nên hấp dẫn ở chỗ, người ta đã thực sự chỉ cần dùng một ngón tay để điều khiển nó thay vì phải dùng tới một thiết bị phụ trợ.
Cho tới nay Apple đã bán hết hơn 900 triệu chiến iPhone toàn cầu.
Ảnh: Independent
10. iPlayer của BBC (2007)Dịch vụ truyền hình Internet của đài BBC iPlayer ra mắt tại Anh đã khởi động một xu hướng giải trí mới, ít nhất tại Anh, cho phép người dùng chọn xem các chương trình truyền hình tùy theo sự thuận tiện của họ.
Ảnh: Independent
11. Máy đọc sách Kindle của Amazon (2007)Vào năm 2007, khi ra mắt, máy Kindle của Amazon không phải máy đọc sách điện tử đầu tiên trên thị trường.
Tuy nhiên nó đã vượt mặt được sản phẩm của đối thủ Sony khi cung cấp thiết bị này với giá rẻ và đặc biệt là sự tích hợp trơn tru với cửa hàng sách ebook trên mạng.
Hiện nay Amazon kiểm soát 80% thị trường ebook ở Anh.
Ảnh: Independent
12. Hệ điều hành Android (2008)Để đối chọi với sức mạnh lấn át của những chiếc iPhone của Apple, các nhà sản xuất điện thoại di động khác tha thiết có được một hệ điều hành khác có thể cạnh tranh với iOS của Apple.
Android ban đầu được tạo ra như một hệ điều hành mã nguồn mở cho các camera, nhưng năm 2005 Google mua lại và năm 2008 đưa vào sử dụng làm hệ điều hành cho thiết bị di động.
Hiện Android là hệ điều hành chính cho các dòng điện thoại của Samsung, Sony, LG và HTC và một số hãng khác, chiếm hơn 80% thị phần hệ điều hành trên toàn thế giới.
Ảnh: Independent
13. Spotify (2008)Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Spotify ra đời ở thời điểm vấn đề bản quyền âm nhạc đang rất "nóng" và cung cấp cho người nghe những lựa chọn phù hợp với nhu cầu của họ.
Theo đó người nghe có thể chọn cách nghe nhạc miễn phí nhưng sẽ bị làm phiền vì quảng cáo xen vào, hoặc trả một khoản phí thuê bao để được nghe "nhạc sạch".
Hiện Spotify có 100 triệu người dùng thường xuyên, trong đó có 30 triệu tài khoản có đóng phí.
Ảnh: Independent
14. Mạng 4G (2008)Năm 2008 Liên đoàn viễn thông quốc tế đã thiết lập cụ thể bộ yêu cầu cho tiêu chuẩn mạng 4G giúp tăng khả năng kết nối Internet nhanh hơn nhiều so với mạng 3G.
Ảnh: Independent
15. Máy tính bảng iPad của Apple (2010)Một lần nữa hãng Apple lại đóng góp cho thế giới một phát minh công nghệ quan trọng của họ năm 2010 với chiếc máy tính bảng iPad.
Cũng như iPhone, khi ra đời, iPad không phải là chiếc máy tính bảng đầu tiên của thế giới nhưng nó đã kích hoạt một xu hướng mới với người tiêu dùng. Kể từ đó tới nay nó vẫn là loại máy tính bảng phổ biến nhất thế giới.
Ảnh: Independent
16. Ô tô điện Nissan Leaf (2010)Trong bối cảnh những lợi ích với môi trường đang ngày càng được chú trọng hơn, những chiếc xe điện Leaf của Nissan đang trở thành lựa chọn hấp dẫn. Tính tới nay, Nissan đã bán được hơn 200.000 chiếc tại 35 quốc gia.
Ảnh: Independent
17. Phần mềm trí tuệ nhân tạo Watson của IBM (2011)IBM Watson là phần mềm trí tuệ nhân tạo có khả năng trả lời tất cả những câu hỏi đặt ra với nó bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Năm 2011, phần mềm trí tuệ nhân tạo này thi tài trong một chương trình hỏi đáp truyền hình của Mỹ có tên Jeopardy và đã đánh bại hai nhà vô địch lớn nhất của mọi thời tại trò chơi này.
Ảnh: Independent
18. Ô tô không người lái của Google (2012)Google vẫn chưa tung ra thị trường các sản phẩm ô tô không người lái của họ. Tuy nhiên hãng này đã bắt đầu thử nghiệm những chiếc ô tô này tại California năm 2012 và có ý định triển khai rộng rãi sản phẩm này vào năm 2017.
Ảnh: Independent
19. Tinder (2012)Ứng dụng hò hẹn này đã làm thay đổi cách thức những người trẻ gặp nhau. Khi lướt qua các hồ sơ đối tượng được tải lên trong ứng dụng, người dùng có thể quẹt trái (nếu không thích) và quẹt phải (nếu thích) để tiếp tục thực hiện những bước tiếp theo để có thể tìm được một nửa của mình.
Theo Tuổi trẻ