Boxing nữ đã phát triển ở Việt Nam khoảng chục năm,nhưng tới giờ khi nhắc đến môn này có nhiều người vẫn nhận xét con gáimà đấm bốc thì có gì hay ho.
Với những người am hiểu thể thao thì boxing là mônthể thao đích thực và đầy thú vị. Ngoài việc được phô diễn sức mạnhcùng sự tinh tế trong những pha tấn công, tránh đòn, sàn đấu còn là nơimà nghị lực, bản lĩnh thi đấu của phái nữ thăng hoa và tỏa sáng. So vớimột số môn thể thao khác, boxing còn an toàn hơn rất nhiều vì khi thiđấu các VĐV được đội mũ bảo hiểm, đeo nịt răng, găng tay và không đượcđấm xuống phần dưới thắt lưng. Tuy nhiên khi nhìn các võ sĩ thi đấu thìai cũng nghĩ môn này rất quyết liệt và nguy hiểm.
Đó cũng là lý do khiến khi đến với boxing các cô gáiphải vượt qua rất nhiều rào cản. Cựu tuyển thủ quốc gia Lê Thị Nhungnhững ngày đầu bước vào nghiệp thật vất vả. Mẹ của cô nghe chuyện congái học boxing đã than rằng con gái đừng đi theo nghiệp đấm với đá, vàkhi Nhung quyết tham gia đội boxing Hà Tây, tuần đầu tiên, ngày nào mẹcô gọi điện thoại lên cũng khóc. Ở nhà bố mẹ không cho Nhung động vàobất cứ việc gì nhưng khi quyết chí xa gia đình theo nghiệp boxing thìNhung phải tập làm tất cả.
Lần đầu tiên tham gia thi đấu ở giải Cup các CLB,Nhung bị VĐV các môn khác "dọa" rằng trước khi thi đấu phải đi chụp ảnhvì có thể bị đối phương đấm méo mặt đi, dị dạng xấu lắm. Nghe thế Nhunghoảng quá và hồi đầu khi thi đấu dường như cô chỉ né đòn mà ít dám tấncông. Từ niềm hy vọng của các thầy Nhung biến thành... nỗi thất vọng vìchỉ đoạt HC đồng. Hết giải đó Nhung quan sát mặt mình và mặt các bạnđều không thấy có gì thay đổi nên cô dần tự tin trở lại và hứa với bốmẹ rằng sẽ chỉ lấy HC vàng. Vài tháng sau cô xuất hiện ở giải vô địchquốc gia, hiên ngang và tự tin hơn trước và chiếc HC vàng quý giá đãđược trao cho cô gái đã vượt qua được ngưỡng cửa của sự sợ hãi.
Nhung (trái) và Yến mới trở lại tập luyện sau khi lập gia đình và sinh con. Ảnh: Khánh Vy |
Boxing cũng đem đến cho Nhung mối tình với chàng traicùng là võ sĩ quyền anh và hiện giờ làm HLV cho đội tuyển boxing trẻ HàNội. Mối tình nồng thắm đã khiến cho Nhung giã nghiệp trước thềm SEAGames năm 2007 và trở thành một bà nội trợ đích thực. Sau khi lấy chồngvà sinh hai con một trai, một gái, Nhung quyết định quay trở lại nghiệpboxing và hiện giờ tập luyện tại đội Hà Nội. VĐV chưa có gia đình cònđỡ vất vả, còn một nách hai con như Nhung thu xếp được công việc giađình để đi tập rất khó. Nhưng khi đã quyết thì Nhung khao khát trở lạithời phong độ đỉnh cao. Chồng Nhung cùng nghề nên rất thông cảm, thườngtrông con cho Nhung có thêm thời gian để tập và cố gắng thu xếp việcnhà để vợ có thể trở về con đường đã chọn.
Vũ Thị Hải Yến cũng quay trở về với boxing sau khi đãxây dựng gia đình. Yến là võ sĩ boxing nhiều thành thích nhất của thểthao Việt Nam. Cô từng đoạt 2 HC bạc SEA Games 23 và 24. Yến cũng từnggặp phải sự phản đối của mẹ những ngày đầu theo boxing. Yến có tố chấtlại bản lĩnh, lỳ đòn và không hề biết sợ đối thủ cũng như cũng cú tạtnặng. Đã lên đài là Yến thi đấu hết mình và điều đó đã giúp cho cô gặthái nhiều thành công.
Boxing cũng vun đắp cho Yến mối tình với một đồng độiở đội tuyển nam. Năm 2009, cả hai quyết định thành vợ thành chồng vàYến cũng giã từ nghiệp thể thao. Lấy chồng, sinh con nhưng Yến luôn nhớđến đội tuyển, nhớ thầy, nhớ các bạn và chân tay nhiều lúc phát cuồngvì nhớ... những cú đấm. Vì vậy dù rất thương cô con gái mới hơn mộttuổi, cô đã quyết định quay trở lại với boxing. Con gái của Yến rất bámmẹ nên thi thoảng cô lại phải chở con đi tập cùng và ở lại Cung QuầnNgựa Hà Nội một vài ngày.
Những ngày đầu tập lại thật vất vả, các cơ bắp củaYến lâu ngày mới bắt nhịp với cường độ cao nên đau mỏi ê ẩm. Nhưng dầnrồi mọi chuyện cũng qua và Yến đang dần cố gắng để lấy lại được phongđộ.
Một người đồng đội nữa của Yến là Nguyễn Thị Chiếncũng mới xây dựng gia đình. Chiến giờ đảm đương vai trò HLV đội tuyểntrẻ Hà Nội. Chồng của Chiến làm ngân hàng nhưng đã sớm phải làm quenvới sự xa cách khi mới cưới nhau mà Chiến thường phải ngủ lại chỗ tậpluyện để quản các học trò.
(Nguồn: VnExpress)