Người dân thôn quê ở Nam Định, Hải Dương gọi các thành viên nhóm FES bằng cái tên thân mật “hố rác di động”. Hiện nay, 70% hộ gia đìnhở các tỉnh Nam Định, Hải Dương duy trì hố rác di động sau 3 năm.
Người dân thôn quê ở Nam Định, Hải Dương gọi các thành viên nhóm FES bằng cái tên thân mật “hố rác di động”.
Những bạn trẻ mê đào… hố rác. Ảnh: do FES cung cấp |
Câulạc bộ FES (Faculty of Environmental Sciences) được thành lập từ ýtưởng của các sinh viên khoa môi trường, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội.Với mục đích nâng cao ý thức của người dân nông thôn về môi trường, FEStỏa về các miền quê để đào hố rác di động, hướng dẫn người dân phânloại rác...
Sau 3 năm hoạt động đến nay FES luôn có hàng chục tìnhnguyện viên. Trương Thúy Mai, sinh viên ngành thổ nhưỡng, ĐHKHTN, Độitrưởng FES, cho biết: “Các tình nguyện viên được sàng lọc kĩ. Các bạnkhông chỉ hăng hái, nhiệt tình, mà cần có kiến thức tốt về môi trường”.
FES được thành lập còn nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình củacác thầy cô trong khoa. PGS.TS Nguyễn Đình Hòe là người cố vấn, góp ýgiúp dự án thành công. Ngoài ra, thầy còn trực tiếp đào tạo chuyên môncho các thành viên trong đội.
Quá trình truyền thông cần phải lâu dài nếu muốn môitrường phát triển bền vững. Đó là lý do trong 3 năm hoạt động, FES đềulựa chọn chung địa điểm Hải Dương, Nam Định để thực hiện dự án. Thờigian thực hiện dự án ở 1 xã chỉ trong 10 ngày.
Hằng năm, các bạn phải quay lại kiểm tra xem các giađình sử dụng hố rác di động thế nào. Thúy Mai cho biết, 70% hộ gia đìnhở các tỉnh Nam Định, Hải Dương duy trì hố rác di động sau 3 năm. Đếnnay, các bạn đã đào và duy trì hoạt động cho khoảng 100 hố rác.
(Theo Tiền phong)