Nhập siêu và mục tiêu

01/05/2010 13:50

Trong ngắn hạn, nhập siêu tăng là biểu hiện của sự hồi phục kinh tế,nhưng cũng tạo áp lực lên cán cân thanh toán, ảnh hưởng đến dự trữngoại hối và tỷ giá, gây bất ổn tài chính vĩ mô.

Kiểm soát chưa đạt hiệu quả như mong muốn

Theo số liệu ngày 27/4 của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩutháng 4 ước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng 3. Kim ngạch nhậpkhẩu có thể đạt tới 6,95 tỷ USD và tăng tương ứng khoảng 3%. Như vậy,nhập siêu tháng 4 đã lên khoảng 1,25 tỷ USD, so với 1,16 tỷ USD củatháng 3, 945 triệu USD của tháng 1 và 1,33 tỷ USD trong tháng 2. Tổngcộng nhập siêu bốn tháng qua đạt khoảng 4,65 tỷ USD, chiếm khoảng 23%kim ngạch xuất khẩu, vượt quá chỉ tiêu Quốc hội khống chế dưới 20%.

Thống kê cũng cho thấy, việc kiểm soát nhập siêu chưa đạt hiệu quảnhư mong muốn. Bởi, nhóm cần thiết nhập khẩu chỉ tăng 32,6% nhưng nhómhàng cần kiểm soát nhập khẩu gồm thủy sản, rau quả, các sản phẩm từthép, đá quý, kim loại quý... lại tăng tới 59% và nhóm hàng hạn chếnhập khẩu (hàng tiêu dùng, ôtô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, xe máy nguyênchiếc) tăng tới 41%.

Trong một bài viết mới đây, ông Phí Đăng Minh-Vụ Quản lý ngoại hốiloại bỏ khả năng chính sách tỷ giá là nguyên nhân chính gây thâm hụtthương mại của Việt Nam. Theo ông, chính sách tỷ giá trong thời gianqua đã có sự điều chỉnh căn bản, đã nêu rõ nguyên tắc xác định tỷ giá,tính thị trường được thừa nhận, sự điều tiết của nhà nước là khá rõ,quyền tự chủ của ngân hàng thương mại được đề cao, ngân hàng nhà nướcđã tôn trọng cơ chế thị trường và chủ động trong việc điều hành tỷ giáphù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế. Chínhsách tỷ giá điều hành dựa trên quan hệ cung cầu, có sự điều chỉnh linhhoạt là đúng đắn.

Theo ông Minh, nguyên nhân thâm hụt thương mại gia tăng trong nhữngnăm gần đây đã được nhóm chuyên gia quốc tế và Việt Nam phản ánh kháđầy đủ trong bản báo cáo phân tích thâm hụt thương mại thuộc dự án hỗtrợ thương mại đa biên. Đó là có sự bất cập mang tính chất cơ cấu dẫnđến sự mất cân đối thương mại của Việt Nam, làm hạn chế khả năng giatăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu.

Khó cải thiện nhập siêu

Ông Minh cho rằng: “Tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu ở mứccao chiếm khoảng 2/3 giá xuất xưởng, dẫn tới thực tế là nếu muốn tăngxuất khẩu thì nhất thiết phải tăng nhập khẩu”. Nguyên nhân là do ViệtNam đầu tư quá ít vào phát triển các ngành phụ trợ, khiến ta vẫn chỉ lànơi gia công, lắp ráp cho nước ngoài, sản phẩm không có hàm lượng giátrị gia tăng cao. Thêm vào đó, chúng ta còn phải thực hiện giảm thuếnhập khẩu theo các cam kết quốc tế, trong khi giá nguyên vật liệu thếgiới leo thang kéo giá trị nhập khẩu tăng theo. Cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu và suy thoái kinh tế lại làm thu hẹp khả năng xuất khẩucủa Việt Nam…

Trong khi đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ViệtNam, với tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều tăng bình quân 40%/năm. Năm2008 con số này đạt 21,659 tỷ USD, năm 2009 đạt 20,751 tỷ USD, hết quýI năm 2010 là 5,37 tỷ USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhưngđiểm đáng chú ý là Việt Nam nhập siêu từ Trung quốc ngày càng lớn vềgiá trị, và chiếm phần lớn tổng nhập siêu của Việt Nam (năm 2001 là18,7 %, năm 2007 là 73,7%, năm 2008 là 69,8%, năm 2009 là 97,1% và dựđoán năm 2010 là 94,4%).

Trong khi ta luôn xuất siêu sang Mỹ, Anh, Đức, Australia, song nhậpsiêu từ Trung Quốc ngày một tăng cao. Do đó muốn hạn chế nhập siêu,Việt Nam cần có những biện pháp hiệu quả để giảm thâm hụt thương mạivới Trung Quốc.

Thêm vào đó, việc USD mất giá so với VND trong thời gian gần đâykhiến hàng hóa nhập khẩu rẻ đi tương ứng, tạo lợi thế cạnh tranh tốthơn tại thị trường trong nước.

Mặt khác, giải ngân vốn FDI tăng mạnh trong vài tháng trở lại đây.Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này đã đạt 3,4 tỷ USDtrong 4 tháng qua. Và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI (có liênquan đến nhập khẩu thiết bị trong giai đoạn đầu tư cơ sở sản xuất vàtrang thiết bị…) cũng tăng mạnh kể từ đầu năm nay.

Ngoài ra, vàng cũng tác động nhất định trong quan hệ thương mại quốctế của Việt Nam. Năm ngoái, Việt Nam tái xuất vàng với khối lượng khálớn, nhưng sang năm nay, chúng ta lại nhập nhiều tỷ USD vàng, dẫn đếnnhững thiên lệch đáng kể trong cán cân thương mại.

Nhập siêu và mục tiêu

Trả lời báo chí, GS-TS Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhànước về Hợp tác và Đầu tư cho rằng, đánh giá nhập siêu không nên chỉnhìn vào con số của từng tháng, mà phải nhìn vào cơ cấu nhập siêu.

GS-TS. Nguyễn Mại phân tích: “Hiện nay, nếu nhập khẩu nhiều máy móc,thiết bị, nguyên phụ liệu cho sản xuất, thì là điều đáng mừng, bởi cónghĩa là sản xuất đang hồi phục tốt. Công nhân may đang làm không hếtviệc, do vậy chuyện nhập khẩu nhiều vải, nguyên phụ liệu dệt may là dễhiểu”.

Quả thực, nếu xét trên khía cạnh này, có nhiều điều để mừng khi nhìnvào danh mục thống kê các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 4 tháng đầunăm. Cụ thể, các doanh nghiệp đã chi 2,73 tỷ USD để nhập khẩu các loạibông, sợi dệt, vải, nguyên phụ liệu dệt may, da giày (tăng mạnh so vớicùng kỳ năm 2009). Trong khi đó, hơn 4 tỷ USD được dành cho nhập khẩucác loại máy móc, thiết bị. Còn nhập khẩu chất dẻo và sản phẩm chất dẻoxấp xỉ 1,5 tỷ USD. Như vậy, chỉ tính riêng nhập khẩu 3 nhóm mặt hàngnày, kim ngạch đã lên tới trên 8 tỷ USD, bằng hơn 1/3 tổng kim ngạchnhập khẩu của cả nước.

Và như phân tích của GS-TS. Nguyễn Mại, đi kèm với kim ngạch nhậpkhẩu tăng mạnh, chắc chắn sẽ là những hoạt động sản xuất - kinh doanhsôi động. Đó là một thực tế, bởi số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong 4tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được trên 3 tỷUSD sản phẩm dệt may và trên 1,35 tỷ USD sản phẩm giày dép. Sự tăngmạnh nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, đặc biệt là với khu vựcdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chính là một trong những kết quảcủa việc giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với những tín hiệurất tích cực trong những tháng đầu năm.

Mặc dù vậy, ông Nguyễn Thanh Hòa, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Côngthương), vẫn bày tỏ sự băn khoăn về tính hai mặt của nhập siêu. Thứnhất, nhập siêu tăng là biểu hiện của sự hồi phục kinh tế. Nhưng nhậpsiêu tăng cũng tạo áp lực lên cán cân thanh toán, ảnh hưởng đến dự trữngoại hối và tỷ giá, gây bất ổn tài chính vĩ mô (khi mức nhập siêu liêntục vượt ngưỡng an toàn 20% kim ngạch xuất khẩu).

Và để hạn chế nhập siêu các chuyên gia kinh tế thường nhắc tới mộtcông cụ quan trọng là công nghiệp phụ trợ. Theo họ, phát triển ngànhcông nghiệp này sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước thay thế hàng nhậpkhẩu, đồng thời “điều trị được cả các căn bệnh” khác như lạm phát, tỷgiá, các ràng buộc phi kinh tế..., tránh cái vòng luẩn quẩn là “càng nỗlực xuất khẩu thì nhập siêu càng lớn”. Các chuyên gia kinh tế cho rằngvề lâu dài, công nghiệp phụ trợ mới là công cụ giải quyết cơ bản tìnhtrạng nhập siêu vốn rất nặng nề hiện nay của Việt Nam.

(Theo VOV)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nhập siêu và mục tiêu