Nhạc xưa vẫn được tôn vinh

27/05/2018 06:29

Nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha lại là một người nặng lòng với các bản nhạc xưa.

Có một thời gian, những ca khúc lãng mạn thời tiền chiến không được biểu diễn. Cũng dễ hiểu. Chúng ta đang cổ vũ thanh niên lên đường đánh Mỹ, "đường ra trận mùa này đẹp lắm", thì không có lý do cho nhạc xưa của Phạm Duy hay "Thiên thai", "Suối mơ", "Buồn tàn thu"... của Văn Cao làm nản lòng lớp trẻ.

Nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha lại là một người nặng lòng với các bản nhạc xưa. Năm 1958, để hợp với đời sống mới, bà mẹ sai anh đốt hết những "xuất bản phẩm nô dịch", như các tập "Giai phẩm", nhạc của Nhà xuất bản Tinh Hoa. Thừa lúc mẹ không để ý, anh đã gói lại một số bản cất lên gác xép. 

Hồi học tại Trường Đại học kỹ thuật thông tin sơ tán tại Phú Thọ, anh và các bạn vẫn kéo nhau ra rừng cọ hát những ca khúc xưa một cách tự nhiên. Nhưng cán bộ lớp đi họp về đã nhắc khéo anh "không được hát", nếu có giữ bản nào thì đốt đi cho khỏi liên lụy.

Năm 1970, Nguyễn Thụy Kha đi khám nghĩa vụ quân sự. Trong thời gian chờ kết quả, mấy anh em lại ra Bãi Vải (Phúc Yên) hát nhạc vàng. Nào ngờ, ban giám hiệu biết. Đợt ấy, sức khỏe loại B2, Kha phải ở lại trường, và anh vẫn bị án phạt "nhạc vàng". May mà nhờ luận án loại ưu, anh mới thoát nạn.

Từ đó, anh vẫn mê dòng nhạc một thời đã đi vào lịch sử văn hóa nước nhà. Năm 2017, chính những tác phẩm ấn tượng đó đã được vinh danh: Một chương trình "Xuân và tuổi trẻ" được tổ chức trên Đài Truyền hình Việt Nam trong khuôn khổ "Giai điệu tự hào" và đã nhiều lần được khai thác phục vụ người xem trong cả nước.

VƯƠNG BẠCH (st)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nhạc xưa vẫn được tôn vinh