Nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn cho các thẩm phán

29/03/2011 14:18

Các vị đại biểu cơ bản tán thành nhất trí với báocáo của ngành Tòa án và ngành Kiểm sát trong nhiệm kỳ 2007 – 2011, đồng thời đề xuất ý kiến về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó có đội ngũ thẩm phán.


Sáng 29-3, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân báo cáo giải trình về tình hình diễn biến của sự cố hạt nhân

Ngày 29-3, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 9,Quốc hội Khóa XII. Buổi sáng 29-3, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốchội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Báo cáo công táccủa Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhândân tối cao nhiệm kỳ 2007 - 2011.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội tập trunglàm rõ một số vấn đề: Đánh giá chung về những kết quả đã đạt được,những chuyển biến tích cực, những mặt còn tồn tại, hạn chế trong tổchức và hoạt động của ngành Tòa án và Kiểm sát nhiệm kỳ 2007 – 2011;Phân tích để làm rõ thêm một số nguyên nhân của những mặt được, chưađược trong tổ chức và hoạt động của hai ngành và phân tích và đánh giávề những bài học kinh nghiệm được rút ra trong nhiệm kỳ này một sốnhiệm vụ trọng tâm công tác trong nhiệm kỳ tới.

Góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Trong phiên họp sáng 29-3, đã có 11 vị đại biểu Quốchội phát biểu ý kiến. Ý kiến của các đại biểu thẳng thắn, trách nhiệm,đánh giá toàn diện những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kémtrong tổ chức hoạt động của ngành Tòa án và ngành Kiểm sát nhiệm kỳqua. Các đại biểu cũng chỉ rõ nguyên nhân các mặt được, chưa được cũngnhư đề xuất một số giải pháp để tiếp tục thực hiện của ngành trong thờigian tới.

Các vị đại biểu cơ bản tán thành nhất trí với báocáo của ngành Tòa án và ngành Kiểm sát trong nhiệm kỳ 2007 – 2011.Trong điều kiện đất nước có nhiều thuận lợi cơ bản nhưng cũng gặp khôngít khó khăn, thách thức, tình hình tội phạm vi phạm pháp luật tranhchấp ngày càng phức tạp nhưng ngành Tòa án Nhân dân và ngành Kiểm sátNhân dân đã nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụcủa mình, cùng với các cơ quan tư pháp khác góp phần quan trọng vàophát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm ổn định chính trị,trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức và cá nhân, bảo vệ pháp chế Xã hội Chủ nghĩa.

Đại biểu Lê Thị Nguyệt (đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng:Các kết quả trên đã góp phần tích cực xây dựng hệ thống tư pháp trongsạch, vững mạnh và góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự, kỷcương phép nước.

Về Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạtđộng tư pháp, công tác giải quyết xét xử các loại vụ án có những chuyểnbiến tốt. Tỷ lệ các vụ án oan sai, án bị hủy, cải sửa giảm đáng kể sovới nhiệm kỳ trước. Tính công khai, dân chủ trong hoạt động tư pháp cóchuyển biến tích cực, công tác giải quyết đơn khiếu nại và đề nghị giámđốc thẩm, tái thẩm, công tác hướng dẫn, áp dụng pháp luật, bồi thườngđối với những người bị oan trong tố tụng hình sự có chuyển biến đángghi nhận.

Trong nhiệm kỳ qua, ngành Tòa án và ngành Kiểm sátđã chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, chuẩn hóa độingũ cán bộ kiểm sát viên, thẩm phán, tham gia tích cực vào quá trìnhhoàn thiện thể chế về tư pháp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Việc tổ chứcthực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốchội về cải cách tư pháp được đẩy mạnh, nhiều nội dung đã được triểnkhai thực hiện trên thực tế đã góp phần thiết thực nâng cao chất lượnghiệu quả hoạt động tư pháp.

Đại biểu Phạm Văn Hà  (đoàn Nghệ An) cho rằng: Haingành Tòa án và Kiểm sát đã có nhiều cố gắng nên chất lượng và hiệu quảhoạt động đạt được nhiều chuyển biến tích cực so với nhiệm kỳ trước. Tỷlệ giải quyết xét xử các loại án được nâng lên, việc kết án oan ngườikhông có tội hoặc bỏ lọt tội phạm được hạn chế.

Vẫn còn hạn chế, tồn tại

Tuy nhiên, về những tồn tại, hạn chế, các đại biểucơ bản đồng tình với những đánh giá được nêu trong Báo cáo của 2 ngành,đồng thời nhấn mạnh thêm một số vấn đề như: Chất lượng công tác truy tốvà xét xử hình sự tuy đã có chuyển biến, nhưng vẫn chưa khắc phục đượctriệt để việc làm oan người vô tội, kỹ năng thực hành quyền công tố vàtranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa chưa đáp ứng yêu cầu của cảicách tư pháp, chất lượng xét xử và kiểm sát án hành chính, kinh tế,thương mại, lao động chưa đạt chất lượng cao.

Công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án nhândân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vẫn còn chậm, chưa kịp thờitháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan tư pháp ở địa phương.Công tác xem xét giải quyết bồi thường cho người bị oan trong tố tụnghình sự trong nhiều trường hợp còn chậm, mức bồi thường chưa thỏa đánggây bức xúc trong dư luận...

Riêng về vấn đề đào tạo các chức danh tư pháp, cónhiều ý kiến đề nghị với cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước cầnđánh giá tổng kết và xem xét thêm về việc phân công các cơ quan làmnhiệm vụ đào tạo.

Chế độ chính sách đối với cán bộ ngành Tòa án, ngànhKiểm sát chưa tương xứng với chức trách, nhiệm vụ được giao, cơ sở vậtchất, điều kiện làm việc mặc dù đã được kiện toàn một bước nhưng vẫnchưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện cải cách tư pháp.

Các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị trong thời giantới 2 ngành tập trung xây dựng cụ thể đề án về đổi mới tổ chức vàhoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trịvề chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và các nghị quyết của Quốchội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến tổ chức hoạt động của haingành, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, các chức danh tư pháp trongsạch, vững mạnh, có bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, nâng caotrình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cải cách tư phápvà hội nhập quốc tế.

Đại biểu Trịnh Thị Thanh Bình (đoàn Bến Tre) cũngnêu kiến nghị rằng: Để đảm bảo công tác bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo tiêuchuẩn chất lượng, đặc biệt chuyên sâu về kỹ năng, về hoạt động tố tụngđề nghị giao cho Tòa án nhân dân tối cao thực hiện chức năng đào tạobồi dưỡng để có kế hoạch mang tầm chiến lược.

Đại biểu Phạm Quốc Anh, đoàn Đồng Nai cho rằng, tồntại mà 2 ngành đang gặp phải là năng lực trình độ của đội ngũ kiểm sátviên và thẩm phán chưa đáp ứng với yêu cầu hội nhập. Đại biểu nêu dẫnchứng là nhiều vụ tranh chấp các loại hàng của Việt Nam ra nước ngoàibị tòa án các nước, cơ quan các nước có những án lệ, những trừng phạtvà đánh thuế rất cao nhưng đấu tranh của cơ quan tư pháp trong nướcchưa đáp ứng một cách tích cực.

Cuối phiên làm việc buổi sáng, theo sự phân công củaThủ tướng Chính phủ,  Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã báo cáo giảitrình làm rõ thêm về tình hình diễn biến của sự cố hạt nhân tại nhà máyđiện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) và các biện pháp ứng phó của Chínhphủ và những kinh nghiệm rút ra; về xử lý trách nhiệm trong vụ việc tạiTập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam- Vinashin.

Chiều 29-3, Quốc hội họp phiên bế mạc.

(Nguồn: VOV)

(0) Bình luận
Nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn cho các thẩm phán