Sáng 23.12, tại phiên thảo luận tổ Kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh khóa XVI, nhiều đại biểu đề nghị tỉnh cần có nhiều giải pháp đồng bộ hơn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
>>> Ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp
>>> Quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
>>>Bàn thảo giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công
>>> HĐND tỉnh xem xét nhiều báo cáo, tờ trình quan trọng
>>> Khai mạc Kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVI
Quang cảnh buổi thảo luận tại tổ 2
Ông Lương Văn Việt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá hiện hệ thống trường nghề trong tỉnh chưa mạnh. Bên cạnh đó, nhiều người dân vẫn còn tâm lý chuộng bằng cấp khiến thực hiện phân luồng trong giáo dục và đào tạo còn khó khăn, nhất là đối với học sinh học hết lớp 9. Chất lượng của trung tâm học tập cộng đồng cũng còn hình thức, có nhiều hạn chế. Theo ông Việt, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thì tỉnh cần quan tâm xây dựng hệ thống trường nghề đủ mạnh, đáp ứng đầy đủ điều kiện, nhu cầu đào tạo. "Chỉ khi việc đào tạo bảo đảm chất lượng, học sinh, sinh viên ra trường có được việc làm với mức lương tốt thì mới thu hút được người học", ông Việt nêu ý kiến.
Ông Vũ Hồng Khiêm, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh thì nhấn mạnh, một trong những nguyên nhân khiến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh còn hạn chế do các doanh nghiệp trong tỉnh hầu hết mới có nhu cầu tuyển lao động phổ thông. Bên cạnh đó kinh phí dành cho thực hiện đề án đào tạo nghề còn thấp. Ông Khiêm đề nghị: "Tỉnh cần có cơ chế khuyến khích để các doanh nghiệp có thể chủ động liên kết, đặt hàng đào tạo thông qua các cơ quan quản lý nhà nước và đầu tư thành lập trung tâm chuyên đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động của doanh nghiệp".
Theo ông Phạm Thanh Hải, Giám đốc Sở Công thương, hiện nay nguồn lao động chất lượng cao, lao động quản lý trong tỉnh còn hạn chế. Vì vậy, để đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp đề ra thì tỉnh cần chú trọng hơn nữa việc phân luồng, hướng nghiệp học sinh, sinh viên, đồng thời tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn để thu hút nguồn lao động chất lượng cao ở những nơi khác về tỉnh sinh sống, làm việc. Việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Trao đổi sôi nổi về quản lý học thêm, dạy thêm Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cũng trao đổi sôi nổi về vấn đề quản lý học thêm, dạy thêm hiện nay. Một số đại biểu đề nghị tỉnh cần có hướng dẫn, quy định thống nhất, đồng bộ giữa các địa phương trong tỉnh để tránh xảy ra tiêu cực nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh, giáo viên trong tỉnh. Trao đổi về ý kiến trên, đồng chí Lê Đình Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành uỷ Hải Dương cho biết thành phố đang quyết liệt xử lý việc dạy thêm, học thêm trái quy định chứ không cấm việc dạy ở trường. Thành phố đã chỉ đạo thực hiện việc bốc chia lớp, chọn giáo viên bảo đảm khách quan, công bằng, tránh tiêu cực và tiếp tục xử lý nghiêm những trường hợp làm không đúng quy định. |
NHÓM PV