Biết điều bố mẹ mong mỏi nhất là gia đình sum vầy, nhiều người thay đổi kế hoạch, đổi ca trực đêm để cùng đón ngày Tết với đấng sinh thành.
Tháng chạp vừa chạm ngõ, Minh Trang (28 tuổi, TP Hồ Chí Minh) nhận một bưu kiện từ mẹ gửi từ quê với mớ khoai lang tím, vài quả bí đỏ, rau cà mẹ tự trồng, có cả những món mang đậm mùi Tết như rau cải sau nhà muối xổi, củ kiệu dưa hành, cả lời nhắn ít tuần nữa gói bánh chưng rồi gửi thêm nhé.
Sống mũi cay, Trang nhớ đến hai mùa Tết qua, năm nào cô cũng ở lại thành phố với những ca trực đêm. Đón giao thừa với Trang là món rau mẹ trồng, bánh chưng bố gói. Cô nhấc điện thoại, gọi về bảo mẹ rằng năm nay sẽ đón Tết cùng cả gia đình. Thấy giọng mẹ nghẹn ngào, tiếng em trai reo lên phía bên kia, cô bỗng cảm thấy vui vẻ đến lạ kỳ. Sự sum họp ngày Tết có ý nghĩa lớn đến vậy mà Trang vô tình bỏ qua, tự nhủ lòng những năm sau sẽ hoàn thành công việc sớm hơn để không còn phải xa quê trong ngày đầu năm mới.
Ở một gia đình khác, việc chuẩn bị Tết có phần trầm lắng hơn. Thông báo cho bố mẹ rằng đã đặt vé du lịch nước ngoài cùng vợ và con trai, khởi hành vào 28 âm lịch và đến mùng 5 mới trở về, bữa cơm gia đình của Tất Vũ (31 tuổi, Hà Nội) kết thúc trong dang dở. Mẹ của Vũ buông đũa thở dài, trở về phòng, bố của anh im lặng, rồi cũng rời mâm cơm. Những ngày sau đó, bố mẹ anh gần như không nở nụ cười, hay ngồi nhìn xa xăm rồi thở dài.
Thiếu đi niềm vui, những ngày cuối năm không khí gia đình lại càng nặng nề. Đến một hôm, vô tình thấy mẹ khóc bảo với bố rằng năm nay nhà không có Tết, vợ anh liền đồng ý hủy vé. Cũng là một bữa cơm gia đình nhưng không khí lại khác hẳn, khi Vũ bảo rằng cả nhà sẽ ở lại Hà Nội, ăn Tết với ông bà. Ngay lập tức hôm sau, dù chỉ vừa là những ngày đầu tháng chạp, bố mẹ anh đã giục mua chậu cây, làm mứt dừa, mứt bí, sắm đồ Tết, sắm đồ mới cho cả gia đình... Vũ hiểu ra rằng cái Tết vốn chỉ vỏn vẹn trong 4 chữ: gia đình sum họp.
Niềm vui của người lớn tuổi ngày Tết là cả gia đình cùng nhau sum vầy |
Cùng tất bật trang hoàng nhà cửa trong những ngày cuối năm, Vũ bỗng giật mình nhận thấy lưng của bố đã còng hơn xưa, đôi chân mẹ mẹ kém đi sự thoăn thoắt nhanh nhạy như ngày nào, có những đêm trằn trọc không ngủ được. Đưa bố mẹ đi khám, anh được bác sĩ lý giải rằng khi tuổi càng cao, tốc độ lão hóa của cơ thể càng tăng, nhất là hệ tiêu hóa và miễn dịch. Do bệnh lý về răng miệng, bệnh lý cơ xương hàm khả năng nhai của cha mẹ kém đi.
Hệ miễn dịch suy giảm, khả năng đào thải chất cặn bã ra ngoài khó khăn hơn. Những thay đổi đó khiến người lớn tuổi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng trong bữa ăn hàng ngày, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Để cải thiện sức khỏe cho bố mẹ, bác sĩ tư vấn Vũ xây dựng thực đơn phù hợp với người lớn tuổi, ưu tiên thức ăn mềm mịn, giàu năng lượng. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho người lớn tuổi là 1.700-1.900 kcal mỗi ngày. Bữa ăn cần đầy đủ và cân bằng bốn nhóm chất gồm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Trong đó, ngũ cốc cung cấp 68%, chất béo 18% và đạm 14% tổng nhu cầu năng lượng.
Đạm có giá trị sinh học cao như đạm Whey có hàm lượng axit, amin cần thiết, tỷ lệ cân đối, cơ thể dễ hấp thu hơn. Ngoài ra cần bổ sung đầy đủ các vitamin nhóm E, B6, B12 cùng các lợi khuẩn đường ruột và canxi trong bữa ăn hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa, duy trì sức khỏe, bảo vệ cơ xương khớp tốt hơn.
Thực đơn dinh dưỡng giúp người lớn tuổi nâng cao sức khỏe, có thêm ngày Tết ý nghĩa |
Cùng với việc lên một thực đơn khoa học, Vũ bổ sung thêm khẩu phần mỗi ngày của bố mẹ là sữa để tăng cường dưỡng chất, sức khỏe. Anh cùng vợ và con trai cũng thường xuyên khuyến khích ông bà vận động, khám sức khỏe định kỳ để khỏe mạnh hơn.
Đây cũng là một trong những hành lý quan trọng mà Minh Trang chuẩn bị để Tết này sẽ đem về quê, làm quà cho bố mẹ và người thân của mình. Mong mỏi lớn nhất của cô là bố mẹ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng ở người lớn tuổi, nâng cao thể chất, tận hưởng niềm vui trong cuộc sống, có thêm nhiều cái Tết ấm áp với gia đình.
Theo VnExpress