“… Mặc cho bánh đúc mấy đời
Người ăn người lại nói lời độc cay”Mộtnữ thi sĩ đã nói như vậy và thật không công bằng với những người mẹ kếnhân đức, thương người như thể thương thân, suốt đời tận tụy hy sinh vìcon chồng.
“Dì không mang nặng đẻ đau…
Đứt dây mà xót thương bầu bí ơi...”Theolời kể: Năm tôi lên ba tuổi, trong một cơn bệnh hiểm nghèo, mẹ sinh ratôi đã đột ngột qua đời… Cha tôi nằm bẹp dễ mất nửa tháng, nhưng đểnuôi dạy hai anh em tôi, cha phải gồng lên. Điều kiện công tác của chanay đây mai đó, họ mạc cùng sẻ chia, an ủi và cha đã có thêm dì gánhvác việc gia đình. Tuổi ấu thơ tôi nào thấu hiểu, chỉ mơ hồ khi nghengười lớn hỏi chuyện. nào mẹ kế có cho con ăn no không? Có hay đánh đậpcon không? Có ác không?… Tôi sửng sốt lắc đầu: Không. Bà chưa hề quáttháo, đánh đòn tôi dù chỉ một lần. Mẹ kế thường nhỏ nhẹ bảo:
- Con đã gầy lại bé như cái kẹo mà ăn ít quá, sao lớn nổi?
Tuyít chữ nhưng bà rất chịu khó kèm tôi học, uốn nắn tư thế ngồi ngayngắn, sách bút, làm việc gì cũng gọn gàng, đến nơi đến chốn… Đời bàchẳng được học hành tử tế, lênh đênh phiêu dạt kiếm sống. Bà chỉ mongtôi học hành tấn tới, thì dù khổ mấy mẹ cũng vui. Tôi hơi khó ở là mẹđôn đáo chạy thuốc thang, lo cơm cháo. Mẹ thường dạy tôi ăn ở có nhân,có đức, kính già, yêu trẻ, yêu thương đồng loại, ở hiền gặp lành… Lờidạy của mẹ đã thấm sâu theo tôi suốt cả hành trang cuộc đời… Và một ấntượng khiến tôi không bao giờ quên: Năm 1972, vừa tròn 18 tuổi, đangcòn cắp sách tới trường, tôi từ giã mẹ lên đường nhập ngũ. Khó nói hếtnỗi lòng của mẹ kế trước khi tôi ra trận. Bà ôm tôi vào lòng, nước mắtgiàn giụa: “Mẹ đối xử với con tệ lắm sao? Mà con nỡ bỏ đi?”. Tôi nóisao mẹ cũng chẳng nguôi ngoai. Chỉ đến khi bà con xóm giềng động viênmẹ mới vui: “Thằng Tâm là thanh niên, nó đi đánh giặc chứ đâu phải ghétbỏ gì bà!”. Hôm tôi lên đường, mẹ thức trọn cả đêm. Mẹ lo cho tôi từcái khăn mùi xoa, mo cơm nếp hoa vàng (lúa đặc sản của vùng quê). Cònít tiền tích cóp mẹ cũng dúi vào túi áo tôi… Mẹ dặn đi dặn lại con lêntới đơn vị là phải viết thư về ngay kẻo mẹ mong. Rồi khói lửa chiếntranh, tôi cũng bặt tin nhà. Mãi năm 1975, đất nước thống nhất, tôi mớivề thăm mẹ. Ở nhà đinh ninh là tôi đã hy sinh vì không có thư từ gì về.Hôm tôi về, nhìn mẹ đang lúi húi trong bếp, tôi đổi giọng, để xem mẹ cónhận ra không:
- bà cho cháu hỏi anh Tâm lâu nay có thư từ gì về hay không?
Bàbỏ bếp, ôm chầm lấy tôi mà khóc, rồi sờ đầu, sờ vai. Mẹ mắng yêu: “Màycòn sống à? Rõ gan chí mề, chẳng có thư lại còn trêu mẹ”.
Rồi bà vộichạy sang hàng xóm loan báo. Lòng tôi ngập tràn hạnh phúc. Thời giannhư nước xoáy chân cầu, năm tháng qua đi, nhưng hình ảnh mẹ kế luônkhắc sâu vào tâm khảm của tôi về một người mẹ đức độ, bao dung, hiềnhòa, mấy chục năm làm bạn với cha tôi, lo nuôi dạy con chồng thành đạt.
Thật là hạnh phúc khi tôi có bà mẹ kế như bà.
BÙI VŨ LIÊM