Đó là chuyện về nhà văn Nguyễn Công Hoan. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ông dạy học ở nhiều địa phương, trong đó có thị xã Hải Dương, các huyện Nam Sách, Kinh Môn.
Đó là chuyện về nhà văn Nguyễn Công Hoan. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ông dạy học ở nhiều địa phương, trong đó có thị xã Hải Dương, các huyện Nam Sách, Kinh Môn. Vừa dạy học, vừa sáng tác, ông nổi tiếng là nhà văn có biệt tài về truyện ngắn trào phúng, đồng thời là tác giả nhiều truyện dài.
Năm 1957, Đại hội thành lập Hội Nhà văn Việt Nam bầu ông giữ chức Chủ tịch hội. Ông từ chối mãi với lý do nếu "bị bầu làm chủ tịch, phải lo ăn mặc, nói năng gò bó", trái với cách sống tự do của ông. Ông viết mấy ý ấy bằng cách lẩy Kiều, ghi vào sổ tay nhà thơ Mạnh Sơn như sau: "Trăm năm trong cõi người ta/Một là đắc hiếu hai là đắc trung/Giang hồ quen thói vẫy vùng/Rày xem phỏng đã cam lòng hay chưa?".
Được biết, ông chỉ làm chức Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam trong 2 năm 1957 - 1958, các khóa sau ông chỉ là Ủy viên Ban Thường vụ hội.
VƯƠNG BẠCH(st)