Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa lập thêm hồ sơkhoa học cho 19 di tích thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế, chuẩn bị cho các dự ántrùng tu vào năm 2010.
Hành lang của điện Cần Chánh. Nguồn internet.
Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phối hợp với các tổ chức quốc tếtriển khai thực hiện các chương trình phối hợp nghiên cứu đào tạo và bảo tồn ditích.
Đáng chú ý, Trung tâm đã phối hợp với Viện Di sản Thế giới UNESCOHeritage, Đại học Waseda, Đại học nữ Chiêu Hòa, Đại học Kyoto (Nhật Bản) nghiêncứu bảo tồn di tích Huế và dự án phục nguyên điện Cần Chánh, một công trình kiếntrúc tiêu biểu của triều Nguyễn nằm trong khu vực Hoàng thành Huế.
Dự án này đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế chính thức đề nghịchính phủ Nhật Bản xem xét hỗ trợ nguồn ODA không hoàn lại giai đoạn 2010-2015để trùng tu.
Đối với di tích Hổ Quyền và Voi Ré, kết quả thám sát tại 13 hố đào đã cungcấp nhiều điều thú vị liên quan đến lịch sử xây dựng và tu bổ các công trình, cơchế hoạt động, chức năng và những biến đổi của di tích dưới tác động của nhiềunguyên nhân khác nhau, đặc biệt là sự khác biệt về cấu trúc hệ thống bậc cấpxung quanh khu vực khán đài giữa hai thời điểm niên đại Minh Mạng (thời điểm xâydựng Hổ Quyền) và Thành Thái (thời điểm tu bổ và cải tạo công trình).
Đồng thời, những vết tích xuất lộ và các di vật khảo cổ đã góp thêm nhiềuchứng cứ quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử kiến trúc thời Nguyễn, đặc điểmcủa một số loại vật liệu kiến trúc độc đáo, đa dạng và cơ chế hoạt động của hệthống thoát nước tại di tích Hổ Quyền liên quan đến quá trình phục chế, trùng tusau này.
Hệ thống ditích Huế cũng đã phát huy tác dụng trong việc đón khách du lịch, với doanh thutrong năm qua đạt gần 78 tỷ đồng.
(Theo TTXVN)