Kinh tế Việt Nam "chưa bò ra khỏi miệng đáy"

21/04/2015 18:18

Đây là phát biểu của tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam.


Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015 do Ủy ban kinh tế Quốc hội tổ chức sáng 21-4, PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, kinh tế vẫn trong vùng đáy và đang bò lên thoát khỏi bờ vực đáy.


PGS. TS Trần Đình Thiên


PGS. TS Trần Đình Thiên

Chưa thoát được đáy

Theo ông Thiên, năm 2014 tăng trưởng GDP vẫn diễn ra theo kịch bản cũ “tiếp tục hồi phục, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước”. Trong đó, tăng trưởng bất ngờ ở quý 3 (6,07%) và quý 4 (6,96%), làm cho mức tăng trưởng cả năm cao hơn hẳn so với 3 năm trở lại đây (đạt 5,98%).

Tuy nhiên, ông Thiên cho rằng mức hồi phục này vẫn còn thấp, chưa vượt qua mức 6% và chưa thực sự bền vững. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng năm 2014 vẫn thấp hơn khá xa mức tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1990 – 2010.

“Vấn đề quan trọng là chúng ta phục hồi kinh tế, phục hồi tăng trưởng nhưng thực chất là thế nào và triển vọng ra sao”, ông Thiên nói và cho rằng, trong quá trình phục hồi hiện nay cũng có nhiều điều đáng quan ngại. Bởi một cơ thể ốm yếu trong quá trình phục hồi chứa đựng nhiều rủi ro. 

Đề cập đến kết quý 1-2015, GDP đạt mức tăng trưởng 6,03% so với cùng kỳ năm ngoái “làm nhiều bộ trưởng bàng hoàng”, ông Thiên đặt câu hỏi “sao bộ trưởng lại bàng hoàng”? 

Theo ông Thiên, với những kết quả đạt được trong thời gian qua rõ ràng nền kinh tế của chúng ta phục hồi. Tuy nhiên vẫn chưa thoát chưa khỏi đáy tăng trưởng, vẫn trong vùng đáy. “Có nghĩa là xuống đáy và đang bò lên để thoát khỏi miệng đáy”, ông Thiên giải thích.

Chỉ ra hàng loạt những hạn chế khiến cho việc phục hồi kinh tế còn chậm như nợ xấu mới chỉ bị “xích lại” chứ chưa giải quyết được triệt để; việc cổ phần hóa còn chậm; thủ tục hành chính còn nhiêu khê, ông Thiên cho rằng, bộ máy của chúng ta còn chồng chéo, nhiêu khê, làm việc theo kiểu “ngâm tôm”. 

Đơn cử như việc giải quyết thủ tục thuế, trong 4 năm mà chỉ giảm được 70 giờ, thế nhưng vừa qua hô hào vài tháng là đã giảm được 300 giờ. “Phép màu gì mà kỳ diệu đến như vậy”, ông Thiên nêu câu hỏi.

Theo ông Thiên, hiện có một nghịch lý ở chỗ, bộ máy càng không làm việc thì thu nhập càng cao; càng đẩy doanh nghiệp vào chân tường thì bộ máy lại càng khỏe. “Cái này đi ngược nguyên lý thị trường cần phải nhanh chóng xử lý”, ông Thiên nói.

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng, hiện nay chi phí “lót tay” của doanh nghiệp, của nền kinh tế rất phổ biến. T

Theo kết quả khảo sát PAPI và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh mới được các đơn vị công bố thì có đến 73% doanh nghiệp muốn được việc là phải “lót tay”; 43% dân chúng tiếp cận cơ quan phục vụ mình, tức là cơ quan hành chính là phải lót tay. “Đây là những việc hết sức quan ngại chúng ta cần phải có giải pháp”, ông Kiêm đề nghị

“Cõng hàng” Trung Quốc để khỏi phải sản xuất 

Nhắc lại, sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông, đã có dự báo nguy cơ xấu, nhưng cuối cùng thương mại Việt - Trung tăng vọt khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 17,84%, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 31,16%,  ông Thiên cho rằng, có thể đã bỏ lỡ một cơ hội thay đổi cấu trúc thị trường, tránh nguy cơ lệ thuộc thương mại, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu và vị thế phát triển.

Dẫn nguồn từ hai Tổng cục thống kê Trung Quốc và Việt Nam, ông Thiên cũng đưa đến thông tin về sự khác biệt thống kê thương mại Việt Trung trong năm 2014. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc năm 2014, phía Trung Quốc đo được là 83 tỷ USD, ta đo được có 58 tỷ USD, chênh lệch 15 tỷ USD. “Cái này cho thấy chúng ta vô cùng hào phóng. Ta không đếm hết, nghĩa là không kiểm soát được tình hình một cách đầy đủ”, ông Thiên lo ngại.

Người đứng đầu Viện kinh tế Việt Nam cũng chỉ ra một bất cập trong quan hệ thương mại, sản xuất công nghiệp là việc, người việt toàn sang Trung Quốc “cõng hàng” về để trong nước khỏi sản xuất; còn người Trung Quốc thì sang Việt Nam để cõng nguyên liệu, phụ liệu về cho trong nước sản xuất. “Cái này là một nghịch lý cho thấy sản xuất của chúng ta ở một trình độ rất thấp, cần phải xem xét”, ông Thiên nói.


Theo Tiền phong

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Kinh tế Việt Nam "chưa bò ra khỏi miệng đáy"