Khôngchỉ lọc nước, giữ sạch các dụng cụ y tế, hệ thống khử khuẩn bằngkhíozone còn tạo môi trường không khí vô trùng, đảm bảo những điềukiện khắt khe nhất của các phòng mổ tại bệnh viện.
Đâylà thành công của nhóm nghiên cứu thuộc Phòng Vật lý điện tử và Viễnthông - Viện Vật lý (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sau gần 10năm nghiên cứu, chế tạo. Thay thế thiết bị nhập ngoại Kĩ sư Nguyễn Ngọc Khang, Trưởng phòng Vật lý điện tửvà Viễn thông, tác giả của các hệ thống cho biết, vào năm 2001, có mộtđơn vị làm đề tài cấp nhà nước về ozone nhưng không thành công, nên đãđề nghị Kĩ sư Khang cùng hợp tác nghiên cứu. Nghiên cứu kỹ mới thấy ozone dù tồn tại trong môitrường không khí với hàm lượng vô cùng nhỏ (chỉ tính bằng phần chụctriệu đến phần tỷ trong một đơn vị thể tích) nhưng lại đóng vai trò vôcùng quan trọng đối với sự sống. Lại có nguyên tử ôxy có hoạt tính rấtmạnh, ôxy hóa mạnh thể chất vi khuẩn, làm phân giải các men chuyển hóasinh dưỡng cần thiết của cơ thể vi khuẩn, phá hoại mô vi thể tế bào,gây chết cho vi khuẩn. Nhận thấy công nghệ ô-zôn ứng dụng trong lĩnh vực ytế còn bỏ ngỏ trong khi các thiết bị của nước ngoài quá đắt (một thiếtbị có giá hàng trăm nghìn đôla), Kĩ sư Khang cùng 5 cộng sự đã bắt tayvào nghiên cứu, chế tạo ra hệ thống khử trùng nước, không khí trongphòng mổ và các thiết bị y tế. Ứng dụng hiệu quả trong bệnh viện Bắt tay chế tạo thiết bị này từ những năm 2002, nhómnghiên cứu được xem là những người tiên phong nghiên cứu, chế tạo hệthống khử khuẩn. Nhưng việc đưa thiết bị vào ứng dụng cũng gặp không ítkhó khăn. “Vì liên quan đến sức khỏe người bệnh nên các bệnh viện cũnge dè không dám ứng dụng”, Kĩ sư Khang cho biết. (Theo Đất Việt)Hệ thống lọc nước bằng ozone. Ảnh: minh họa
Hệ thống này có giá rẻ chỉ bằng 1/10 so với thiết bị nhập ngoại. Máyđược thiết kế hoàn toàn tự động, người sử dụng chỉ cần nhấn nút cài đặtlượng O3 cần nạp với thời gian xử lý ngắn (30 - 60 phút) khi không cóngười hoặc có thể khử khuẩn không khí trong phòng khi có người làm việcbằng khí ozone nồng độ thấp kết hợp với ion âm.
Nhóm nghiên cứu đã phải kiên trì giới thiệu và đề nghị các bệnh việncho lắp thử, vận hành miễn phí, cam kết đầu ra sẽ là nước tiệt trùnghoặc không khí trong phòng vô trùng. Còn nhớ lần đến bệnh viện Hữu nghịHà Nội, sau một thời gian thuyết phục, nhóm nghiên cứu đã được lãnh đạobệnh viện đồng ý cho lắp đặt hệ thống vận hành thử. Hệ thống xử lý nướcđược lắp đặt đã diệt được hầu hết các loại vi khuẩn, vi-rút, nấm thườnggặp trong nước như: E.coli, Salmonella, B.cereus, Staphilococus,Herpes, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc… Từ kết quả này, bệnh viện đã tintưởng lắp đặt các hệ thống khử khuẩn bằng ô-zôn để thay thế hoàn toànviệc sử dụng hóa chất.
Đến các bệnh viện khác, nhóm nghiên cứu lại tiếp tục thuyết phục và camkết hiệu quả của thiết bị. Sau nhiều năm, nhóm nghiên cứu mới khẳngđịnh được chỗ đứng cho sản phẩm của mình. Tiến sĩ Lê Việt Hoa, Chủnhiệm Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết,các kết quả xét nghiệm do Khoa Vi sinh của bệnh viện này thực hiện chothấy hiệu quả khử vi khuẩn, virút của hệ thống trên đạt yêu cầu điềutrị bệnh nhân, làm giảm tối thiểu tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện.
Hiện, Bộ Y tế đã công nhận hợp chuẩn và cho phép Viện Vật lý là đơn vịsản xuất thiết bị này cung cấp cho các bệnh viện trên cả nước.