Không cực đoan cấm game online

30/06/2010 08:26

Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin cho biết, bản thân Internet có tính hai mặt, game online cũng vậy, không nước nào cấm cơ học game online, điều nên làm là khuyến khích mặt tốt, hạn chế mặt xấu.

Xung quanh câu chuyện về game online, PV đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin.


Ông Lưu Vũ Hải

* Nhiều ý kiến cho rằng tỉ lệ trò chơi game onlinecó tính bạo lực rất cao, tới 77%; trò chơi có tính cờ bạc là 9% và chỉ14% là thể thao, giải trí. Tại sao có cả hội đồng duyệt game online màlại có tình trạng này, thưa ông?

- Cơ quan chức năng đang tiến hành khảo sát, xem lạitình trạng game online hiện nay để có số liệu chính xác. Có nhiều loạitrò chơi (game) và hình như có sự hiểu nhầm đó là trò chơi trực tuyến,nhưng thực tế trong đó có trò chơi online, có trò chơi bằng đĩa thôngqua các đĩa nhập lậu. Trong những trò chơi trực tuyến online có nhữngloại không được cấp phép, do các máy chủ từ nước ngoài cung cấp.Internet là mạng mở nên không chỉ có trò chơi do VN cấp phép.

* Thưa ông, nhưng đã có những game có tính bạo lực, tình dục vẫn được cấp phép?

- Thẩm định những điều này rất khó chứ không phải đơngiản. Không thể cân đo đong đếm một cách cơ học. Tuy vậy, cơ quan quảnlý nhà nước cũng đang cố gắng để trong quy chế quản lý game online tớiđây (sẽ được Bộ Thông tin - truyền thông trình Chính phủ trong tháng 7tới -  PV) làm rõ thêm, nâng cao chất lượng và vị trí pháp lý của hộiđồng tư vấn thẩm định kịch bản. Sẽ có những tiêu chí cụ thể hơn như thếnào là bạo lực, là dâm ô...

Nhưng đó cũng chỉ là công cụ để trợ giúp thôi, cònquyết định vẫn thuộc về hội đồng duyệt. Tất cả những bức xúc liên quanđến game online được phản ánh trên báo chí đã được đề cập ở các hộithảo bàn về quy chế quản lý game online sắp trình Chính phủ. Những điềulàm dư luận bức xúc là có nhưng quan trọng là sẽ được giải quyết thếnào trong quy chế mới.

Game online thu hút giới trẻ

* Việc thẩm định để cấp phép cho game online, theo ông, đã bảo đảm cho nội dung game hay chưa?

- Về nguyên tắc, mục đích của công tác thẩm định làkhông khuyến khích các yếu tố bạo lực, dâm ô hoặc các vi phạm về nộidung khác. Tuy nhiên, sau khi quy chế mới được ban hành, hội đồng tưvấn thẩm định có thể rà soát lại một số trò chơi đã cấp phép và sẽ yêucầu điều chỉnh nếu cần thiết. Điều này Bộ Thông tin - truyền thông cóthể làm, không có gì khó.

"Không nước nào cấm cơ học game online. Điều nên làm là khuyến khích mặt tốt, hạn chế mặt xấu"

Ông Lưu Vũ Hải

Hoạt động của đại lý Internet chưa được kiểm tra, giámsát như quy định; sự vào cuộc của gia đình, nhà trường giám sát thanhthiếu niên còn lỏng lẻo. Đại lý Internet mở cửa thâu đêm suốt sáng địaphương có biết không? Chắc chắn là biết.

Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân thì đại lý Internetlàm đối phó, cung cấp số chứng minh nhân dân không chính xác vẫn có thểvào chơi được, chính quyền địa phương nếu kiểm tra có phát hiện đượckhông? Có chứ. Nếu có chính sách nhưng không có sự vào cuộc đồng bộ củachính quyền các cấp cùng gia đình và nhà trường thì cũng không đạt hiệuquả.

* Ở VN, khảo sát trong tháng 5 vừa qua thì 2/3 họcsinh tiểu học ở 5 thành phố lớn đã chơi game online 1-8 lần/tuần, cóem chơi liên tục 12 giờ liền. Ý kiến nhiều nhà chuyên môn là nên cấmngười chơi game online dưới 18 tuổi. Theo ông, nên làm thế nào với lứatuổi rất nhạy cảm này?

- Dự thảo quy chế quản lý trò chơi trực tuyến sẽ đượctrình Chính phủ vào tháng 7 tới tập trung vào bốn nhóm vấn đề: đầu vàocủa game online bao gồm trò chơi cung cấp trên máy chủ đặt ở nước ngoàivà thẩm định nội dung kịch bản trò chơi; phân loại trò chơi theo độtuổi và tính chất giải trí kết hợp với giáo dục; quản lý người chơi;giám sát doanh nghiệp và đại lý Internet cung cấp dịch vụ.

Trong đó, dự thảo quy chế đưa ra quy định cấm kinhdoanh trò chơi trực tuyến nhưng máy chủ đặt ở nước ngoài. Bên cạnh đólà phân loại độ tuổi, có loại trò chơi cho mọi người chơi và loại cấmngười chơi dưới 18 tuổi; có trò chơi ưu tiên và trò không ưu tiên, vídụ như nội dung gắn với giáo dục, quảng bá hình ảnh đất nước, lịch sửdân tộc là loại ưu tiên, còn lại là loại không ưu tiên.

Về quản lý giờ chơi gắn với người chơi: cấm cung cấpdịch vụ trò chơi trực tuyến từ 22g đến 8g sáng hôm sau đối với đại lýInternet; với người chơi trong tuổi đi học thì cấm chơi từ 8g sáng đến17g chiều, tức giờ đi học. Khi đăng nhập người chơi phải cung cấp thôngtin cá nhân, trước đây yêu cầu cung cấp tên tuổi, số chứng minh nhândân, thì nay có ý kiến chuyên gia đề nghị quy định người chơi cung cấpthêm số điện thoại cố định của gia đình hoặc đại lý Internet. Nghĩa làtrò chơi đăng nhập có điều kiện thì phải có đủ điều kiện.

* Thưa ông, game online không phải chỉ làm một vàigame thủ nhập viện, mà sự nguy hại đã được ví như ma túy. Hơn 1.000 tỉdoanh thu kinh doanh game online không phải lớn mà nguy hại thì rất rõràng. Ông nghĩ sao về điều này?

- Bản thân Internet có tính hai mặt, game online cũngvậy. Chúng ta không hình dung được sẽ thế nào nếu như cuối năm 1997chúng ta không mạnh dạn kết nối Internet với quốc tế. Không nước nàocấm cơ học game online. Điều nên làm là khuyến khích mặt tốt, hạn chếmặt xấu. Nhiều người nói nước ngoài quản lý tốt nhưng thật ra họ cũngđã trải qua giai đoạn như nước ta. Như Trung Quốc, Hàn Quốc cũng giốngnhư Việt Nam, đầu tiên là du nhập, tạo thói quen sử dụng, rồi có chínhsách quản lý, định hướng và phát triển phù hợp.

______________

Tác động tiêu cực của game online

Tác động tiêu cực của game online đối với người chơi,đặc biệt nơi nhóm thanh thiếu niên, là điều đã được khẳng định từ lâuqua các nghiên cứu thực nghiệm nghiêm túc chứ không phải là chưa có nhưđại diện các doanh nghiệp cung cấp game online nói.

Vấn đề là hình như các nhà cung cấp loại dịch vụ gâynghiện này cũng như các nhà quản lý không chịu nhìn, không chịu quantâm đến những tác hại của game online nên mới có những suy nghĩ duykinh tế và vô cảm như thời gian vừa qua.

Chưa ai thống kê được nhưng nhiều khách hàng của game online là trẻ em 

Thật vậy, nghiên cứu về tác động của các trò chơi bạolực đối với giới trẻ đã được thực hiện từ hai thập niên trước chứ khôngphải mới đây. Trong gần như tất cả nghiên cứu thì các nhà nghiên cứuluôn nhận thấy có mối quan hệ tương quan giữa việc chơi game với thànhtích học tập của học sinh, sinh viên.

Cụ thể như trong nghiên cứu của Harris và Williams vàonăm 1985 cho thấy những học sinh bậc trung học phổ thông nào bỏ nhiềuthời gian hoặc nhiều tiền để chơi game thì cũng là những học sinh cókết quả học tập kém nhất trong lớp. Nghiên cứu của Lieberman và cộng sựvào năm 1988 cho thấy những học sinh dùng máy vi tính để chơi game luôncó kết quả học tập kém hơn những học sinh dùng máy vi tính làm bài tập.

Các nghiên cứu nơi nhóm sinh viên cao đẳng của các tácgiả Anderson và Dill (2000) hoặc của Paschke, Green và Gentile (2001)cũng cho thấy một kết quả tương tự, tức có sự tỉ lệ nghịch giữa thờigian dành cho game và thành tích học tập.

Tuy nhiên những nghiên cứu về tác động của game onlinekhông chỉ đề cập đối với vấn đề học tập mà phần lớn là nghiên cứu tácđộng đối với các hành vi của người chơi, bởi đa số các game đều là bạolực. Chẳng hạn như một nghiên cứu phân tích về nội dung game trực tuyếnvào năm 2001 cho thấy có đến 89%  có chứa nội dung bạo lực, trong số đóhơn phân nửa có những nội dung bạo lực nghiêm trọng (Children Now,2001).

Một nghiên cứu đồ sộ do Anderson và Bushman thực hiệnvào năm 2001 trên một mẫu gồm 4.262 người cho thấy có năm mối quan hệgiữa các trò chơi bạo lực với hành vi của người chơi như sau: 1/ chơigame bạo lực làm tăng các hành vi gây hấn, 2/ làm tăng các quan niệmbạo lực, 3/ làm gia tăng các xúc cảm bạo lực, 4/ gia tăng tâm lý hậnthù nơi người chơi và 5/ chơi nhiều game bạo lực sẽ làm giảm các hànhvi hợp chuẩn mực xã hội.

Đặc biệt những tác động này có ở mọi lứa tuổi từ trẻem đến người trưởng thành, nơi nam giới cũng như nữ giới, và những pháthiện như vậy được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm lẫn lýthuyết.

Điểm qua một vài nghiên cứu cho thấy tác động của gameonline đối với hành vi của cá nhân là có thật và đã được kiểm chứng quacác nghiên cứu từ rất lâu chứ không phải là chưa có. Điều cần phải nóilà sự tàn phá của nó đối với nhân cách người chơi, mối quan hệ gia đìnhvà cái giá phải trả của xã hội là lớn hơn rất nhiều phần nộp ngân sáchcủa những nhà cung cấp dịch vụ. Do đó để giải quyết vấn đề game onlinecần phải nhìn một cách toàn diện chứ không chỉ có kinh tế như lâu nayđược.

--------------------------

“Bạch phiến số”

Về một số loại game online có sức gây nghiện khó cưỡnglại, anh Nguyễn Thành Nhân - giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên miềnNam, người khai sinh lớp cai nghiện game online vào năm 2008 - gọi đólà “bạch phiến số”.

Anh Nhân cho rằng đừng đánh giá game online nguy hiểmngang với ma túy mà hãy đặt nó vào mức báo động đỏ. Với ma túy ai cũngcó thể thấy luôn có cảnh báo rằng hãy tránh xa, khuyến cáo in khắp nơi,và ngay từ nhỏ trẻ em đã hiểu cặn kẽ đấy là cái chết. Còn game onlinekhông ai nói - nhất là nói với trẻ em - rằng thứ này có thể gây nghiện.Sắp tới khi game cảm ứng lên ngôi, người chơi có thể bước đi trong thếgiới ảo, cùng đối kháng hoặc so tài bằng động tác thật để điều khiểngame online thì cơn nghiện game sẽ khủng khiếp. Nhiều bạn trẻ sẽ lựachọn sống với thế giới ảo.

Trước việc một số game thủ nhập viện để điều trị vềsức khỏe tâm thần, anh Nhân nhận định: suy kiệt sức khỏe chỉ là nhẹ khinói về hậu quả của nghiện game, nhiều học viên lớp cai nghiện game đãchọn mình là “linh hồn của một nhân vật ảo”. Mọi biện pháp cai nghiệngame online từ tâm lý đến sinh lý gần như thất bại vì học viên hoàntoàn tỉnh táo và khỏe mạnh. Họ rất tỉnh táo và nói “thế giới mạng lànơi tôi sinh ra và từ chối cuộc sống có cha có mẹ”.

(Theo Tuổi Trẻ)



(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Không cực đoan cấm game online