Nước cứng và nước mềm khác nhau như thế nào?

01/12/2021 15:42

Hiểu được độ cứng, độ mềm của nước sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống hằng ngày của bạn.

Bạn đã từng nghe nói về khái niệm nước cứng hay nước mềm chưa, và liệu bạn có biết nguồn nước máy mà chúng ta đang sử dụng là nước cứng hay nước mềm. Nó ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt hằng ngày hay cơ thể của bạn. Đây là một vấn đề cần được nhìn nhận một cách nghiệm túc và nhất quán. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và phân biệt chính xác giữa nước cứng và nước mềm qua những dữ liệu được cung cấp từ Trường Khoa học Nước thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS).

Sự khác biệt giữa nước cứng và nước mềm

Một cách đơn giản và ngắn gọn, độ cứng của nước dùng để chỉ lượng khoáng chất hòa tan trong nước, nó được quyết định bởi những hàm lượng khoáng chất này. Độ cứng không phải do một chất duy nhất mà do nhiều loại ion kim loại hòa tan, trong đó là do các loại muối có chứa các thành phần ion Ca2+ và Mg2+ tạo thành. Theo USGS, nồng độ các khoáng chất - cụ thể là canxi và magiê càng cao - thì nước càng cứng.

Độ cứng mềm của nước được phân thành các cấp độ như sau (trong đó đơn vị miligam là khối lượng khoáng chất hòa tan)

- Nước mềm có nồng độ dưới 60 mg/l (miligam/lít).

- Nước cứng vừa phải có nồng độ 61-120 mg/l.

- Nước cứng có nồng độ 121-180 mg/l.

- Nước rất cứng có nồng độ hơn 180mg/ l.

Theo USGS, các khu vực sử dụng nước ngầm có xu hướng có nước cứng hơn, bởi vì khi di chuyển qua đất đá, nó sẽ hòa tan một lượng hóa chất có trong tự nhiên.

Nước cứng ảnh hưởng như thế nào để sinh hoạt gia đình và cơ thể của chúng ta?

Sinh hoạt gia đình

Qua thời gian, nước cứng di chuyển qua các đường ống có thể dẫn đến tích tụ cặn bã, dần dần chúng có thể làm đường ống bị tắc, làm giảm áp lức nước chảy. Khi chúng ta đun nấu bằng nước cứng, chúng tạo thành những lớp cặn canxi cacbonat thể rắn, lớp cặn này sẽ làm nhanh hỏng nồi ấm đun nước, ngốn điện năng hay thậm chí là làm giảm hiệu suất của bình nóng lạnh. Ngoài ra nếu bạn sử dụng máy pha cà phê hằng ngày, nước cứng cũng chính là nguyên nhân làm tích tụ cặn bã. Một số ví dụ khác về vết tích nước cứng để lại có thể thấy rõ như: vết bẩn hoặc lớp màng bám trên bát đỉa được rửa bằng nước cứng lâu ngày, sự đổi màu của quần áo khi giặt nhiều bằng nước cứng, vệt bẩn tích tụ xung quanh các vòi nước chảy, váng xà phòng khó tẩy rửa, tình trạng bồn cầu, bồn rửa mặt xả chậm khi sử dụng lâu.

Đối với cơ thể bạn

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống hằng ngày của chúng ta, đặc biệt là nó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể bạn. Nếu bạn đang sử dụng nguồn nước có thể gây ra những tình trạng sau, thì chắc chắn nước có hàm lượng khoáng chất cao: cảm giác tay vẫn chưa sạch khi đã rửa bằng xà phòng và nước, dầu gội không tạo nhiều bọt khi gội đầu, tóc và da bị khô, ngứa,.... Ngoài ra nếu bạn thử nước máy có mùi vị khác lạ, rất có thể đó là nước có độ cứng cao. Dùng nước cứng lâu ngày có nguy cơ làm chúng ta dễ mắc các bệnh khác như sỏi thận, thậm chí là tắc động mạch do cặn vôi ở thành động mạch.

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu trên tức là bạn đang dùng nguồn nước cứng lâu ngày, hãy xem xét các biện pháp để làm mềm nước.

Theo Nước và sức khỏe 

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nước cứng và nước mềm khác nhau như thế nào?