UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo về việc phòng, chống bệnh lùn xoắn lá, lùn sọc đen trên lúa, ngô. Khi dịch bệnh xảy ra, các cơ quan chức năng và địa phương phải thựchiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch.<!--Session data-->
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), UBND các huyện, thành phố cần củng cố, tăng cường hoạt động của ban chỉ đạo phòng, chống sâu, bệnh; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách cơ sở, địa bàn; tổ chức hội nghị triển khai biện pháp phòng, chống bệnh; chỉ đạo các xã, thị trấn củng cố hệ thống bảo vệ thực vật ở địa phương (bố trí ít nhất 1 cán bộ chuyên theo dõi về bảo vệ thực vật) và huy động các cơ quan, đoàn thể tích cực tham gia phòng, chống bệnh; cấp kinh phí cho ban chỉ đạo phòng, trừ sâu, bệnh của địa phương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh là cơ quan thường trực, có trách nhiệm tham mưu, đề xuất giúp UBND tỉnh, Sở NN-PTNT về các giải pháp phòng, trừ và báo cáo Sở NN-PTNT để trình UBND tỉnh công bố dịch khi thấy cần thiết; sử dụng nguồn kinh phí do UBND tỉnh cấp để triển khai tập huấn, tuyên truyền, xây dựng hệ thống bẫy đèn theo quy định. Các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại và biện pháp phòng, trừ bệnh.
Khi dịch bệnh xảy ra, các cơ quan chức năng và địa phương phải thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch, như: Tăng cường phối hợp các lực lượng có liên quan và huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương để thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, trừ, dập dịch trên địa bàn. Tổ chức các tổ xung kích, huy động lực lượng của địa phương, vận động nông dân cùng ra đồng phun thuốc trừ rầy đồng loạt, làm vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ lúa chét, cỏ dại, tiêu hủy triệt để lúa, ngô trên ruộng bị bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, trừ, dập dịch bệnh lùn xoắn lá, lùn sọc đen theo quy định của Chính phủ và kịp thời trích ngân sách địa phương để phục vụ công tác dập dịch…
P.V