Thamnhũng ngày nay đang trởthành tệ nạn có tính toàn cầu. Vì vậy, công tác phòng chống tham nhũng luôn được Việt Nam đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những nhiệmvụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Ngày 23-6, tại Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chốngtham nhũng tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Tiêu chí đánh giá thamnhũng và công tác phòng chống tham nhũng”. Tham dự có đại diện CụcPhòng ngừa tham nhũng quốc gia Trung Quốc, Uỷ ban Chống tham nhũng vàquyền công dân Hàn Quốc, đại sứ quán một số nước tại Việt Nam, đại diệnNgân hàng thế giới, Tổ chức Minh bạch thế giới, Chương trình phát triểnLiên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và nhiều cơ quan tư pháp của ViệtNam.
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Tiến Chiến, Chánh Vănphòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng nêu rõ: Thamnhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia, mà đang trởthành tệ nạn có tính toàn cầu, nhiều quốc gia coi tham nhũng là quốcnạn. Chính vì vậy, công tác phòng chống tham nhũng luôn được Đảng vàNhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những nhiệmvụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành. Qua hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí” vàLuật Phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng đãchuyển biến, đạt kết quả tích cực trên cả hai mặt phòng và chống. Trênmột số lĩnh vực, tham nhũng đã được kiềm chế và có xu huớng giảm. Đạtđược những kết quả đó phải kể tới quyết tâm của Đảng và Nhà nước ViệtNam, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành cùng với sức mạnh tổnghợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, với các giải pháp đồng bộvà toàn diện, Tại hội thảo, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương vềphòng chống tham nhũng nghiên cứu đưa ra một số nội dung có tính gợi mởcho việc xây dựng tiêu chí đánh giá tham nhũng và công tác phòng chốngtham nhũng của Việt Nam như sau: đánh giá thông qua mức độ hoàn thiệnthể chế phòng, chống tham nhũng; đánh giá thông qua kết quả thực hiệncác giải pháp phòng ngừa và số vụ việc, vụ án tham nhũng được pháthiện, xử lý; thông qua tự đánh giá của các quan, tổ chức, đơn vị vàđánh giá của các cơ quan có thẩm quyền về phòng chống tham nhũng; đánhgiá thông qua kết quả điều tra dư luận xã hội và qua kênh thông tin báochí; đánh giá thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tếxã hội, sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; thông qua đánhgiá của một số tổ chức quốc tế. Hội thảo nghe tham luận của đại diện CụcPhòng ngừa tham nhũng quốc gia Trung Quốc, Uỷ ban Chống tham nhũng vàquyền công dân Hàn Quốc, đại diện Tổ chức Minh bạch thế giới tại ViệtNam, UNDP….về tiêu chí đánh giá tham nhũng và kinh nghiệm phòng ngừatham nhũng của một số quốc gia. (Theo VOV)