Hỏi-đáp về bảo hộ lao động, an toàn lao động

05/01/2010 05:00

Định mức bồi dưỡng cho người lao động như thế nào so với xếp loại điềukiện lao động theo các quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội?

Hỏi:Trước đây công ty chưa thực hiện bồi dưỡng độc hại cho người laođộng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH ngày17/3/1999 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế hướngdẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làmviệc trong điều kiện có yếu tố độc hại, nguy hiểm. Do vậy nay công tycó phải truy trả định suất bồi dưỡng độc hại cho người lao động không?Định mức bồi dưỡng cho người lao động như thế nào so với xếp loại điềukiện lao động theo các quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội?

Trả lời: Về việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật:
 Căn cứ vào quy định tại điểm b, khoản 2, Mục IV của Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế, việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo những bước sau:

Bước 1: Đơn vị, doanh nghiệp xác định các chức danh nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật; lập biểu mẫu tổng hợp theo đúng hướng dẫn và gửi tới là Bộ hoặc ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý.

Bước 2: Các bộ, ngành và địa phương căn cứ vào văn bản đề nghị của các đơn vị, doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và kết quả đo đánh giá các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc hằng năm của cơ quan y tế, tổng hợp các chức danh nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật gửi tới Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ y tế. Bộ Lao động-thương binh va xã hội và Bộ Y tế sẽ căn cứ đề nghị Bộ, ngành và địa phương để ra văn bản chấp thuận. Mức bồi dưỡng được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17-3-1999 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế về việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật.

- Về việc truy lĩnh định suất bồi dưỡng:
Sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế thì đơn vị, doanh nghiệp phải thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động. Mục tiêu của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật là để thải độc tại chỗ, tăng sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Vì vậy, việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện ngay trong ca làm việc, không được trả bằng tiền, không được đưa vào đơn giá tiền lương, không có chế độ truy lĩnh định suất bồi dưỡng bằng hiện vật.

- Về quan hệ giữa định mức bồi dưỡng và điều kiện lao động:
Căn cứ theo quy định tại điểm 1 mục II của Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế thì các chức danh được xếp điều kiện lao động từ loại IV đến loại VI được xét để hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. Thông thường, các chức danh xếp điều kiện lao động loại V, VI (đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm) có mức bồi dưỡng bằng hiện vật cao hơn loại IV (nặng nhọc độc hại nguy hiểm).

Hỏi: Theo quy định nào người sử dụng lao động phải trang cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động? Các phương tiện đó gồm những gì và chất lượng ra sao?  

Trả lời: Theo quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động và Điều 13 của Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì "... Người sử dụng lao động phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật".
Loại phương tiện bảo vệ cá nhân được quy định tại Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH ngày 28/5/1998 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân,cụ thể:
- Phương tiện bảo vệ đầu: mũ chống chấn thương sọ não, lưới hoặc mũ vải bao tóc,...
- Phương tiện bảo vệ mắt, mặt: kính mắt, mặt nạ,..
- Phương tiện bảo vệ thính giác: nút tai, bịt tai,....
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng độc,...- Phương tiện bảo vệ tay, chân: giầy, ủng, bít tất,...
- Phương tiện bảo vệ thân thể: áo quần, yếm choàng chống nóng, chống rét, chống tia phóng xạ,...
- Phương tiện chống ngã cao: dây an toàn...
- Phương tiện chống điện giật, điện từ trường: găng tay cách điện, ủng cách điện...
- Phương tiện chống chết đuối: phao cá nhân,...
- Chi tiết các loại phương tiện bảo vệ cá nhân có thể tham khảo tại:
+ Quyết định 205/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày 21/2/2002.
+ Quyết định 772/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 2/8/2000.
+ Quyết định 955/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 22/9/1998.
+ Quyết định 999/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/8/1999.
+ Quyết định 1320/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 6/10/1999.
Chất lượng, quy cách các phương tiện đó phải đúng với tiêu chuẩn chất lượng và quy cách do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

(Còn nữa)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hỏi-đáp về bảo hộ lao động, an toàn lao động