Lễ hội này tôn vinh những giá trị lịch sử của địa danh được coi là kho lươngthời Trần, là hoạt động văn hóa hướng tới lễ kỷ niệm 710 năm ngày mấtcủa Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Ngày27-2 (tức 14 tháng giêng âm lịch), Lễ hội Đền Trần Thương (Lễ hội phátlương của Nhà Trần), tại thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân,tỉnh Hà Nam khai mạc. Đền Trần Thương được công nhận là Di tích lịch sửQuốc gia năm 1989. Đây được coi là một trong 3 nơi chính thờ Hưng ĐạoĐại vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các Bộ tướng có công trongcác cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông.
Lễ hội nhằm tôn vinh giá trị lịch sử của địa danhđược coi là kho lương thời Trần, là hoạt động văn hóa hướng tới lễ kỷniệm 710 năm ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và 1.000năm Thăng Long - Hà Nội.
Lễ Phát lương tưởng nhớ công lao Trần Hưng Đạo
Tương truyền, xưa kia vùng Lý Nhân, Hà Nam chỉ làmột bãi sậy um tùm, rải rác một ít gò cao xen kẽ, dân cư ở thưa thớtnhưng có vị trí giao thông hết sức thuận lợi, có thể vào sông Châu, rasông Hồng ngược lên Thăng Long hoặc xuôi ra biển. Do đó, Hưng Đạo Vươngđặt ở đây 6 kho lương thực và một đội quân canh gác để phục vụ cho cuộckháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai (1285). Vị trí xâydựng đền Trần Thương hiện nay là nơi kho lương chính.
Sau khi chiến thắng trở về, Trần Quốc Tuấn lấy dân ở đây làm “tạo lệ”(ruộng đất được miễn các khoản tô thuế, lao dịch để chuyên lo phục vụcác đền miếu được triều đình xếp vào loại "Quốc lễ" do nhà nước thờcúng).
Thôn Trần Thương và các thôn khác như Đội Xuyên,Hoàng Xá, Khu Mật hình thành từ đây. Đền Trần Thương thờ Anh Hùng dântộc Trần Quốc Tuấn cùng song thân của ông. Trong tâm thức người dânViệt Nam, Trần Quốc Tuấn là Đức Thánh Cha. Ông được thờ ở nhiều nơi ởHà Nam, mà đền Trần Thương là một trong 3 nơi thờ tự lớn nhất. Dân giancó câu: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc” Sử sáchkhông ghi chép về kho lương của nhà Trần ở đây nhưng truyền thuyết dângian cùng với những dấu tích đậm đặc quanh khu vực đền Trần Thương nhưmảnh gốm, sứ màu đen, men nâu, vàng ngà của bát đĩa vỡ có phong cáchtrang trí của nghệ thuật gốm thời Trần, nhiều vỏ chóe hoa than… đã củngcố thêm giả thuyết này.
Kể từ đó, người dân nơi đây cứ vào dịp đầu năm đềulàm Lễ Phát lương để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc, giáodục cho con cái biết tiết kiệm và để cầu lộc đầu xuân. Vào những ngàydiễn ra lễ hội, người dân và rất nhiều du khách phương xa đến đây làmlễ “xin lương”.
Sẽ có 5.000 túi lương phát lộc cho khách dự lễ hội
Theo chương trình, Lễ Phát lương sẽ bắt đầu từ23h30’ đêm 14 tháng Giêng năm Canh Dần. Các đại biểu làm lễ dâng hươngvà nhận những túi lương đầu tiên tại gian giữa tòa tiền đường. Từ 0htrở đi, các thành viên trong ban khánh tiết thay nhau phát túi lươngcho nhân dân có sự chứng kiến lãnh đạo huyện, xã…Dự kiến sẽ có 5.000túi lương được phát cho người đến lễ hội. Vật phẩm trong túi lương gồm:ngô vàng, thóc nếp và tờ in Ấn vua Trần.
Với mong muốn người dân và đông đảo khách thậpphương đều có thể nhận lộc đầu năm, Ban Tổ chức sẽ phát thêm những túilương bằng nylon có in dấu ấn trong trường hợp số túi lương bằng vảiphát ra không đáp ứng được đủ nhu cầu.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt quyhoạch tổng thể và chi tiết quần thể Di tích Lịch sử - Văn hóa đền TrầnThương giai đoạn 2009 – 2015 với tổng diện tích quy hoạch 100 ha, gồm5 khu chức năng: Khu vực bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa (đền TrầnThương, đình Tróc, chùa Ru, đền Khu Hoàng); Khu di lịch thương mại; Khudu lịch sinh thái; Khu vực lễ hội và Khu các trò chơi dân gian. HuyệnLý Nhân, tỉnh Hà Nam kỳ vọng với việc tổ chức Lễ hội Đền Trần Thươngnăm nay, du khách thập phương sẽ biết đến Khu di tích này ngày càngnhiều hơn để những năm sau, Lễ hội đền Trần Thương thực sự là một dịpđể nhân dân được hành hương về với cội nguồn dân tộc.
(Theo VOV)