Mcphie cho biết đây là mục tiêu mà EU đã đề ra và được các lãnh đạo của khối phê chuẩn trong hội nghị thượng đỉnh ở Brussels tuần trước.
Ủy ban châu Âu dự định trình bày kế hoạch Repower EU (Tái cung cấp năng lượng cho EU) vào cuối tháng 5, với mục đích giúp châu Âu không còn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch Nga, bắt đầu từ khí đốt.
EU và Mỹ hôm 25.3 ký thỏa thuận cung cấp thêm khí đốt của Washington cho châu Âu, khi khu vực này tìm cách hạn chế phụ thuộc vào năng lượng Nga. Mỹ cho biết sẽ làm việc với các đối tác quốc tế, cố gắng đảm bảo ít nhất 15 tỷ mét khối khí hóa lỏng (LNG) cho thị trường EU vào năm 2022 và tiếp tục tăng trong tương lai.
Mục tiêu dài hạn hơn của thỏa thuận trên là bảo đảm khoảng 50 tỷ mét khối LNG từ Mỹ tới EU mỗi năm, ít nhất là tới năm 2030.
Nga cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của EU và hơn 1/4 lượng dầu khối này nhập khẩu. Đức, quốc gia EU phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn cung khí đốt từ Nga, không muốn áp đặt các biện pháp hạn chế ngay lập tức năng lượng của Moskva vì lo ngại tác động lớn đến nền kinh tế.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck tuần trước đã công bố kế hoạch nhanh chóng cắt giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga, song vẫn cảnh báo hậu quả nặng nề nếu áp cấm vận dầu khí nước này lập tức.
Những đường ống chuyển khí đốt Nga cho châu Âu. Đồ họa: Reuters