Cây vải tổ hơn 200 tuổi được cụ Hoàng Văn Cơm (sinh năm 1848, đã mất) trồng tại làng Thuý Lâm, tổng Lại Xá, nay thuộc xã Thanh Sơn (Thanh Hà).
Tương truyền rằng, thời trai trẻ cụ Cơm cùng một số bạn bè buôn bán hoa trái ra Hải Phòng và đến thăm những người họ hàng đồng hương. Có một lần được dự tiệc với người Hoa Kiều ở một nhà hàng lớn, được ăn loại vải ngon, cụ lấy 3 hạt về ươm tại vườn nhà. 3 hạt đều nảy mầm thành cây, do chưa thấy được giá trị của giống vải này nên những người trong gia đình chăm bón thiếu chu đáo nên chỉ còn sống 1 cây. |
Từ cây vải quý đầu tiên, cụ chiết cành nhân ra vườn nhà tặng những người ruột thịt trong gia đình và nhân dân trong làng, trong xã. |
Hàng năm, khi tiếng tu hú gọi bầy vào khoảng từ tháng 5 đến hết tháng 6 cũng là mùa vải chín, các lái buôn từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương về đây mua gọn từng cây. |
Cây vải thiều tổ đầu tiên do cụ Hoàng Văn Cơm trồng cách đây hơn 200 năm tuy già nhưng chưa có biểu hiện cằn cỗi như một số loại cây ăn quả khác. Cây vải xuất phát từ tỉnh Thiều Châu (Trung Quốc) nên được gọi là vải thiều. |
Ngày 10.10.1992, Trung ương Hội làm vườn Việt Nam đã có Quyết định công nhận cây vải cụ Cơm trồng đầu tiên ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương là cây vải tổ kèm theo bia ký. |
Ngày nay, đây là một điểm mà khách du lịch thường ghé qua mỗi khi đến vùng đất vải Thanh Hà. |
Khách Tây thích thú với trải nghiệm được ăn vải ngay tại khu vực trồng cây vải tổ. |
Sau khi được thưởng thức vải ngay tại cây, du khách còn được tặng một chùm vải để mang về. |
Hiện nay, cây vải tổ đang được ông Hoàng Văn Nượm (cháu đời thứ 5 của cụ Hoàng Văn Cơm) trông coi và chăm sóc. |
THẾ CÔNG (Tổ quốc)