Lúa mùa ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng nhưng đang bị chuột đồng cắn phá dữ dội, báo động nguy cơ giảm năng suất...Trong khi đó, chính sách hỗ trợ nông dân diệt chuột thì nơi có, nơi không.
Đanxen màu xanh mướt của lúa ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nội... làmàu trắng của nilon phòng chuột bao quanh các bờ ruộng. |
Nilon trắng đồng
Dẫnchúng tôi đi thăm những ruộng lúa của gia đình, ông Nguyễn Văn Bình, 67tuổi, thôn Vương Điện, xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) không khỏixót xa khi thấy những cây lúa xanh mơn mởn bị chuột cắn đổ rạp xuốngruộng. Nhà ông Bình cấy gần 10 sào lúa trên 5 thửa ruộng thì cả 5 thửađều bị chuột cắn phá dữ dội. “Mấy chục năm nay gắn bó với nghề nôngnhưng tôi chưa bao giờ thấy đồng lúa đang thì con gái lại trắng một màucủa nilon như năm nay”- ông Bình tâm sự.
Theoông Bình, năm nay, rất có thể là năm đại nạn của ND mà nguyên nhânchính là do chuột phá hoại. Hiện chuột tiếp tục phát triển mạnh và gâyhại phổ biến trên lúa đang giai đoạn đòng - trổ, đặc biệt ở các vùngruộng ven làng tỷ lệ hại trung bình 3 - 4%, có nơi từ 20 - 30%.
Không chỉ Phúc Thọ mà nhiều huyện khác của Hà Nội, ND cũng “đứng ngồi không yên” vì chuột phá lúa.
“Khônghiểu sao năm nay chuột ở vụ lúa mùa lại nhiều thế. Cả làng, cả xóm rủnhau đánh thuốc, đặt bẫy nhưng vẫn không xuể. Chuột càng ngày càng khônra chú à”- bác Nguyễn Thị Liệu, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng (Hà Nội)cho biết.
Tạinhiều địa phương của đồng bằng sông Hồng, bà con cũng đang căng mìnhđánh... bả chuột. Chị Nguyễn Thị Thuý, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc (NamĐịnh) than thở: “Vừa mới cứu được lúa bị ngập úng do mưa bão nay lạimất ăn mất ngủ vì chuột”.Thực tế, theo quansát của PV, nhiều huyện phía Nam của Nam Định như Xuân Trường, GiaoThuỷ, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng... trên các cánh đồng đều được“trang điểm” bằng “màu trắng tinh khôi” của nilon.
“Hếtđánh thuốc sâu lại đánh bả chuột rồi tiền mua nilon che lúa. Cứ suốtmùa dịch bệnh như thế này thì nông dân chỉ lấy công làm lãi mà thôi”-chị Thuý than thở.
Hiện nay, hầu hết cáchuyện, thị, thành phố của Thái Bình đều xuất hiện nạn chuột phá lúa,đặc biệt là ở Đông Hưng, Vũ Thư, Tiền Hải... Ông Lã Quý Thắng - PhóPhòng NN&PTNT huyện Đông Hưng (Thái Bình) cho biết: "Chuột đang làdịch đáng lo ngại nhất của người ND hiện nay với diễn biến hết sức phứctạp.
Những vùng bị chuột phá nặng, sản lượngthường có thể giảm giảm 30-40%”. Ông Thắng, cho rằng, nguyên nhân dẫnđến việc chuột ngày càng sinh sôi nảy nở là do môi trường bị mất cânbằng, các con vật kỵ chuột như rắn, mèo ngày càng giảm.
Nơi hỗ trợ, nơi không
Vềviệc hỗ trợ ND mua thuốc diệt chuột và nilon che chắn lúa, ông Đỗ HảiĐiền- Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT Nam Định) cho biết, nếutính tổng diện tích thiệt hại thì rất khó có thống kê cụ thể bởi diệntích bị hại chỉ cục bộ và rải rác ở nhiều địa phương. Vì thế rất khó cócơ sở để Sở tham mưu UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ bà con.
Trướcmắt, Nam Định phát động phong trào diệt trừ chuột bằng thuốc sinh họcvà các biện pháp thủ công. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thốngkê thiệt hại để hỗ trợ ND, nhưng ở Thái Bình, trong mấy năm gần đây SởNN&PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ ND mua thuốcdiệt chuột.
“Chúng tôi khuyến khích các xãchủ động diệt trừ chuột hại lúa. Đồng thời, sẽ tiếp tục tham mưu UBNDcó chính sách hỗ trợ nông dân. Tùy theo mức độ thiệt hại, mức hỗ trợ sẽtừ 30-50% tiền mua thuốc diệt chuột”- ông Trần Xuân Định - Phó Giám đốcSở NN&PTNT tỉnh Thái Bình cho biết.
(Theo Nông thôn ngày nay)