Đo sức mạnh trên biển châu Á - Thái Bình Dương

23/11/2010 10:14

Những quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ đang gửi một thông điệp rằng: ưu thế áp đảo về vật chất của Mỹ, cùng với công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, sẽ gìn giữ hòa bình tại vùng biển châu Á.

    Trongphần đầu tiên của một loạt bài viết về lực lượng hải quân của khu vực,The Diplomat muốn tìm hiểu xem sức mạnh hải quân, bao gồm sức mạnh hảiquân của Mỹ và Trung Quốc được đo lường như thế nào.

    Hoàn toàn là một suy nghĩ nghiêm túckhi cho rằng ngay cả những phân tích đánh giá tràn ngập về vấn đề hảiquân vẫn chưa hề thống nhất về việc làm thế nào để xác định chính xácquốc gia nào có hạm đội mạnh nhất.

    Viết trên tờ Washington Posttháng trước, Robert Kaplan đã tuyên bố rằng trong thời gian qua TrungQuốc đã thiết lập được "một lực lượng hải quân lớn thứ hai trên thếgiới, chỉ sau Mỹ".

    Ngược lại, những nhà bình luận có uytín khác lại cho rằng Hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAN)trên thực tế đang tự hào có đội tàu lớn nhất thế giới. Ví dụ, vào thángTám, tờ The Economist đăng tải một câu chuyện có tựa đề "Dõitheo hải quân", lưu ý rằng Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế có trụ sởđặt tại Luân Đôn cho biết Trung Quốc hiện nay đã có lượng tàu chiếnnhiều hơn Mỹ. Và để đảm bảo độ tin cậy, đi kèm với câu chuyện này làmột biểu đồ cho thấy Hải quân Trung Quốc đã chiếm mất vị trí của Hảiquân Mỹ trong hệ thống "những lực lượng chiến đấu lớn".

    Liệu có chắc rằng những quan chức quốcphòng có một công thức đáng tin cậy để so sánh những lực lượng hảiquân? Không hẳn là như vậy.

    Phát biểu trước Liên đoàn Hải quân vàotháng 5, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert Gates đã đặt ra câu hỏi vềnhu cầu giữ mức đầu tư vào một hạm đội khổng lồ và đọc một mạch nhữngsố liệu thống kê cho thấy sức mạnh và tầm cỡ vượt trội của Hải quân Mỹ.

    Ví dụ, ông lưu ý rằng Hải quân Mỹ "đãđưa vào hoạt động 11 tàu sân bay lớn ... Về kích thước và sức mạnh nổibật, không có một quốc gia nào khác có nổi một con tàu tương tự". Hảiquân Mỹ có 57 con tàu dùng năng lượng nguyên tử làm sức đẩy và tàu ngầmcó tên lửa hành trình, mà một lần nữa, nhiều hơn so với phần còn lạicủa thế giới cộng lại".  Và "trọng lượng rẽ nước của các hạm đội chiếncủa Mỹ - một đại diện cho năng lực của toàn hạm đội, theo ước tính gầnđây, đã vượt quá ít nhất 13 lực lượng hải quân kết hợp lại".

    Theo Đô đốc Hải Quân Mỹ Gary Roughead, người đã phát biểu tạiCanberra gần đây rằng, sẽ mất nhiều năm để Hải quân giải phóng nhân dânTrung Hoa làm chủ các chiến thuật và thủ tục xử lý những nhiệm vụ củatàu sân bay trên biển, ngay cả sau khi một tàu sân bay Trung Quốc cuốicùng cũng được hạ thủy. Nếu hoạt động cùa tàu sân bay đại diện cho tiêuchuẩn vàng của sức mạnh hải quân, thế mạnh về hải quân vẫn còn là mộtchặng đường dài đối với Bắc Kinh.

    Những quan chức quốc phòng hàng đầucủa Mỹ rõ ràng đang cố gắng gửi tới những khán giả trong và ngoài nướcmột thông điệp rằng: ưu thế áp đảo về vật chất của Mỹ, cùng với côngnghệ lạc hậu của Trung Quốc, sẽ gìn giữ hòa bình tại vùng biển châu Á.Điều đó ngụ ý rằng Mỹ và những đồng minh của nó có thể đánh bại phầncòn lại của thế giới một cách dễ dàng.

    Nhưng giả định sai lầm có thể dẫn tới những chiến lược sai lầm.

    Vì vậy, chúng ta nên đánh giásức mạnh hải quân như thế nào? Số lượng những vấn đề có nền tảng rõràng, và đo lường được sức mạnh của một hạm đội sẽ vượt quá một sốlượng lớn các tính toán. Theo như tính toán của chúng tôi (lấy từGlobalSecurity.org), Hải quân Trung Quốc tự hào có 1.045 tàu thuyền cácloại - nhiều hơn gấp đôi số lượng tàu hiện có của Mỹ. Theo Đăng bạ Tàuchiến Hải quân, Hải quân Mỹ hiện đang có 287 tàu, trong đó 257 chiếc đãđược trang bị vũ khí đầy đủ và sẵn sàng phục vụ. Ngoài ra còn có 163tàu chiến dân sự của Ban chỉ huy vận tải hải quân (51 trong số đó đượcđặt trong tình trạng giảm hoạt đông) và tổng số là 450 tàu biển nằmdưới sự sắp xếp của những nhà hoạch định chính sách Mỹ.

    Nhưng bằng cách sử dụng những con số đóđể đánh giá Hải quân Trung Quốc mạnh gấp hai lần Hải quân Hoa Kỳ rõràng là vô lý. Và quả thực, con số tàu chiến Trung Quốc 1000 + bao gồmcả những tàu giám sát, tàu khảo sát đại dương và tàu kéo (không đề cậptới những sà lan cũ kĩ cọt kẹt mà có thể đóng góp một phần nhỏ bé trongmột cuộc giao chiến giữa các hạm đội).

    Vì vậy, việc Bộ trưởng Gates sử dụngtrọng tải như là một chỉ dấu đáng tin cậy về khả năng tổng thể của sứcmạnh hải quân thì sao? Vâng, nếu điều đó chính xác, công ty vận chuyểnMaersk Line của Đan Mạch sẽ tự hào về một hạm đội hùng vĩ hơn rất nhiềuso với Hải quân Mỹ. Emma Maersk, các tàu chở hàng lớn nhấttrong một hạm đội 500 tàu, với lượng rẽ nước là 156.907 tấn - vượt quámột nửa so với lượng rẽ nước của tàu sân bay USS Ronald Reaganchạy bằng năng lượng hạt nhân, mà chỉ xuất hiện với trọng tải nhỏ bé là98.235 tấn. Thật vậy, một số tàu chuyên chở cỡ lớn thô sơ có lượng rẽnước đáng kể là 550,000 tấn. Tuy nhiên, rõ ràng là, không một ai có mộtsự nhầm lẫn đến vậy về tàu chiến.

    Lượng rẽ nước là một thước đo thô sơđược gán vào giữa những cuộc tham chiến. Các đội tàu Armanda Tây BanNha đến nay vượt trội hơn so với Hải quân Anh và hơn nữa, những ngườilính mẫn cán của Medina-Sidonia nhận ra mình có tầm bắn xa hơn, có hỏalực tốt hơn và giỏi chiến thuật hơn khi họ cố gắng đánh chiếm một quầnđảo Anh năm 1588.

    Sử gia Peter Padfield ước tính rằng hạmđội của Howard và Drake đã chiếm được lợi thế hai chọi một có tínhquyết định trong cuộc đấu súng kéo dài với hạm đội Armada. Mặc dù nhỏhơn so với đối thủ, những người lính Anh đã tự hào đã tự hào về một tỉlệ cao hơn nhiều về hỏa lực. Trong một trận chiến mô phỏng giữa thiếtgiáp hạm lớp Iowa (nay đã bị thải hồi), lực lượng chiến đấu chủlực trên biển thời gian đó và tàu khu trục lớp DDG-51 Arleigh Burkengày nay được trang bị tên lửa dẫn đường đã đánh cược vào Burke mọi thời điểm. Tên lửa chống tàu tầm xa sẽ nhanh chóng chiến thắng hỏa lực khổng lồ của Iowatrừ phi tàu chiến có thể tìm cách giao chiến trong tầm bắn. Lượng rẽnước: 58000 tấn đối với tàu chiến Dreadnaught, 9494 tấn cho thiết giáphạm DDG-51 mới nhất.

    Không một tàu chiến nào trong số này bịbỏ phí ở Bắc Kinh. Trên thực tế, các chỉ huy của Trung Quốc dựa vàoviệc sử dụng những chiếc tàu nhỏ, nhanh nhẹn, tấn công nhanh và hiệuquả để đối phó với những nỗ lực của kẻ thù nhằm áp đặt kiểm soát biểndọc theo bờ biển đại lục. Những chiến hạm tàng hình Houbei loại022 có lượng rẽ nước 220 tấn được thiết kế đặc biệt để sử dụng chiếnthuật tấn công và bỏ chạy để chống lại những tàu chiến lớn hơn. Đượctrang bị những tên lửa hành trình chống tàu tầm xa, chúng cạnh tranhkhá tốt với những đối thủ nặng kí hơn. Lực lượng hải quân Mỹ hoạt độnggần bờ biển Trung Quốc đã coi nhẹ sự nguy hiểm của những chiếc tàu như Houbei.

    Tuy nhiên, sau đó, vấn đề kích thướckhông phải là tất cả mọi thứ. Nhân lực là một số liệu thống kê liênquan khác mà cũng có thể gây ra hiểu lầm khi bị tách biệt. Nhân lựchiện đang hoạt động của Hải quân Mỹ có 329.000 nam giới và phụ nữ, Thủyquân Lục chiến Mỹ có 202.000 người. Số lượng này gần gấp đôi sức mạnhtổng số đối với lực lượng hải quân của Trung Quốc. Một hạm đội lớn hơnđòi hỏi một số lượng thủy thủ nhiều hơn và . Hải quân có một sức mạnhcủa riêng họ. Nhưng một lần nữa, điều đó phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnhtác chiến. Trừ phi một cuộc chạm trán hạm đội liên quan đến những cuộchành quân trên bộ, ví dụ như khi Hải quân tham gia vào một cuộc đổ bộ,nó đem lại rất ít kết quả. (Những phi công Hải quân đổ bộ vào tàu sânbay lại là một vấn đề khác).

    Vì vậy, hầu hết chúng ta có thể nói vềviệc trọng tải và nhân lực như là những thước đo: nếu hai hạm đội đềuđược xây dựng cho các mục đích và nhiệm vụ tương tự, và một hạm đội cólượng rẽ nước lớn hơn cái còn lại, sau đó các đội tàu của nó lại cótrọng tải lớn hơn thì có lẽ hạm đội đó mạnh hơn. Những con tàulớn hơn thường mang theo nhiều vũ khí, nhiên liệu và bảo vệ nhiều hơn,những điều mà sẽ biến thành khả năng chiến đấu lâu hơn trên một khoảngcách lớn hơn và chịu được nhiều hư hại hơn. Đó có thể là những gì mà Bộtrưởng Gates đã truyền đạt. Nhưng điều này không phải là một quy tắcbọc thép, ví dụ về chiến hạm Armada đã cho thầy điều đó. Đóng tàu vànhững triết lí về việc phát triển vũ khí tạo ra một sự khác biệt rấtlớn.

    Nhưng tất cả những suy đoán này về sức mạnh chiến đấu của hải quân có thể dư thừa phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng khác - địa điểmmà một cuộc chiến diễn ra. Một lực lượng hải quân không nhất thiết phảiphù hợp với những điều khác trên giấy tờ. Nếu có thì nó sẽ là một cuộcchiến toàn bộ lực lượng hải quân khác (đặc biệt là ở một nơi mà nókhông thể làm gia tăng sức mạnh của nó với các căn cứ không quân, hảiquân trên đất liền và hệ thống tên lửa). Vì vậy, để chiến thắng, mộthạm đội chỉ cần mạnh hơn tại một điểm cụ thể trên bản đồ.

    Nếu điểm đó nằm trong lãnh hải của nướcnhà, sẽ tốt hơn nhiều khi ở vị trí phòng thủ. Trong những năm 1890, nhàlí luận về sức mạnh biển Alfred Thayer Mahan khẩn nài Mỹ xây dựng mộtlực lượng hải quân đủ mạnh để thống trị vùng biển Caribbean và vịnhMexico và để đánh bại hạm đội thù địch lớn nhất (có thể là của Anh hoặcĐức) mà có vẻ như đang gây ra mối nguy hại trong lãnh hãi nước Mỹ.Mahan đã tuyên bố: nếu Mỹ muốn bảo vệ những hải lộ nối những cảng biểncủa Bờ Đông nước Mỹ với vùng Viễn Đông, nó cần một lực lượng hải quâncó khả năng "đương đầu sức mạnh lớn nhất có thể được đưa ra để chốnglại nó với những cơ hội thành công hợp lý" trong vùng biển Caribbeanhoặc vùng Vịnh. Để "tối đa sức mạnh của hành động tấn công", mà là "kếtthúc tuyệt vời của một đội tàu chiến", ông nói Mỹ cần một lực lượng hợplý "những tàu chiến chủ chốt" có khả năng "chịu đựng và tung ra nhữngcú đánh nốc ao" trong một cuộc chiến trực diện.

    Mahan, sau đó, đã không quan tâm vềviệc xây dựng một quy mô lớn hơn toàn bộ Hạm đội Hải quân Hoàng gia Anhhay Hạm đội biển của Đức. Như một hạm đội trong khu vực, Hải quân Mỹchỉ cần đủ thiết giáp hạm để giành chiến thắng trong trận chiến cónhiều khả năng sẽ diễn ra ở hải lộ dẫn tới các kênh đào Trung Mỹ mà lúcđó đang được xây dựng. Điều này tương tự với mạch logic đã dẫn dắtchiến thuật của Hải quân Trung Quốc ngày nay. Hải quân giải phóng nhândân Trung Hoa chỉ cần đủ mạnh để thắng được đội ngũ hải quân lớn nhấtcó khả năng thách thức nó trong vùng biển mà Bắc Kinh cho là quantrọng, đáng chú ý nhất là vùng biển Hoàng Hà, Đông Trung Quốc và vùngbiển Nam Trung Quốc. Trung Quốc không cần giành chiến thắng, hoặc thậmchí không cần tham gia vào một cuộc chay đua vũ trang từng con tàu mộtvới Mỹ và đồng minh của Mỹ như Nhật Bản để đạt được mục tiêu của mình.

    Miễn là Hải quân Trung Quốc tự bằnglòng với việc chiến đấu trong phạm vi của máy bay có căn cứ ở bờ biển,những cuộc chiến đấu ít trực diện hoặc chiến đấu ngầm và tên lửa chốngtàu, mà vũ khí phải là yếu tố tạo thành sức mạnh tổng thể của hạm đội.Như Gates chỉ ra, tất cả các lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Mỹ có thểchiến đấu ở những khoảng cách lớn. Nhưng Hải quân Trung Quốc đã tíchlũy được một hạm đội ngầm lớn hơn để ẩn nấp trong vùng biển gần đó,những khu vực mà sẽ được tính đến trong bất kỳ xung đột Trung-Mỹ nàotrong tương lai. Tất cả những tàu sân bay và tàu khu trục mang tên lửatrên thế giới cũng không có ý nghĩa gì nhiều nếu Hạm đội Thái BìnhDương Hoa Kỳ không dám mạo hiểm trong phạm vi của của tên lửa đạn đạochống tàu Trung Quốc và bởi thế, không thể mang hỏa lực tấn công của nóra để chống đỡ.

    Vì vậy, quốc gia nào có lực lượng hảiquân hùng mạnh nhất? Câu trả lời có lẽ không thỏa mãn khi cho rằng đóthực sự phụ thuộc vào nhiều vấn đề. Điều này ít liên quan tới chuyện Mỹhay Trung Quốc đang là chủ nhân của hạm đội lớn nhất trên giấy tờ màphần nhiều là việc quốc gia nào có thể tập trung một sức mạnh chiến đấuvượt trội trong vùng biển quan trọng với sự kết hợp của lực lượng đồngminh.

    Bằng cách phân tích biểu đồ tóm tắtnhững cuộc chiến đấu lớn của cả hai bên, các nghiên cứu IISS có thểtiến gần nhất tới một đánh giá chính xác bởi vì nó ít nhất đã cố gắngđánh giá tiềm năng chiến đấu, tính toán các tàu được đặt ở ví trí tốtnhất để xác định kết quả giao chiến của một hạm đội. Mặc dù vậy, khôngcó bất kì một thay thế nào cho tập hợp tất cả dữ liệu liên quan vềthành phần hạm đội, có tính đến bối cảnh chính trị, chiến lược và địalý đặc thù của vùng biển châu Á. Mỗi lực lượng hải quân đều có nhữnglợi thế đáng kể, nhưng không một bên nào giữ một lợi thế quyết định rõràng.

    Kaplan, tờ Economist, Gates vàRoughead đã bắt đầu một cuộc tranh luận mà đã đem đến một bài học giátrị về việc đánh giá sức mạnh trên biển của Trung Quốc cũng như sứcmạnh trên biển của các quốc gia khác. Các nhà phân tích phải quan tâmkhông chỉ tới việc dựa vào (hoặc lựa chọn điển hình) các chỉ dấu đó,hay là việc thổi phồng hoặc đánh giá thấp tiến độ hiện đại hóa của hảiquân Trung Quốc. Sự phức tạp và tính năng động của Hải quân Trung Quốcthách thức những miêu tả đơn giản hoặc những tiên lượng dễ dàng. Nhữngnhà quan sát Hải quân Trung Quốc và những nhà chính khách tư vấn xungquanh khu vực châu Á và phần còn lại của thế giới phải nỗ lực cho mộtsự hiểu biết sắc thái, đa chiều, có tính chất địa lý về sức mạnh hảiquân, vì e ngại rằng họ đang dựa trên những cơ sở chiến lược của nhữnggiả định sai lầm.

    (Nguồn VNN)

    (0) Bình luận
    Nổi bật
      Tin mới nhất
      Đo sức mạnh trên biển châu Á - Thái Bình Dương