Đình công hợp pháp

05/01/2013 06:24

Hỏi: Vừa qua, công nhân công ty tôi rủ nhau đình công, nguyên nhân do công ty chậm trả lương. Một số công nhân tham gia đình công đã đập phá các thiết bị, máy móc sản xuất. Xin Tòa soạn cho biết, trường hợp đình công trên có hợp pháp không? Người lao động có bị xử phạt không khi đập phá máy móc, thiết bị sản xuất?


TRẦN VĂN NAM (Chí Linh)


Trả lời: Điều 174, Luật số 74/2006/QH11 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động thì cuộc đình công trong những trường hợp dưới đây là đình công bất hợp pháp:

- Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể;

- Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành;

- Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của bộ luật này;

- Không lấy ý kiến người lao động về đình công hoặc vi phạm các thủ tục đình công theo quy định của pháp luật;

- Việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo quy định;

- Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định;
- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

Khoản 1, điều 177, Luật số 74/2006/ QH11 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động quy định, Tòa án Nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra cuộc đình công là cơ quan có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

Vì vậy, cuộc đình công do công ty chậm trễ trả lương có hợp pháp hay không là do Tòa án Nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra cuộc đình công xét và quyết định.

Tại khoản 2, điều 179, Luật số 74/2006/QH11 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động quy định, trường hợp người lợi dụng đình công để gây mất trật tự công cộng làm tổn hại đến máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đình công hợp pháp