Điều hành linh hoạt để kiềm chế lạm phát

05/11/2011 02:47

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu theo dõi sát tình hình, điều hành linh hoạt, sát thực tế, phấn đấu đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay ở mức 18%.



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2011


Trong 2 ngày 3 và 4-11, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng NguyễnTấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 10, thảo luận tình hình kinhtế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm nay, tình hình thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CPvà các biện pháp khắc phục, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân tại các tỉnh bịảnh hưởng của các đợt bão, lũ vừa qua.

Nghị quyết 11/CP đã đạt kết quả bước đầu

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ nhận định, nhờviệc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội ngay từ đầu năm theo Nghị quyết của Đảng,Quốc hội, Chính phủ, trong tháng 10 và 10 tháng năm nay, tình hình kinh tế-xãhội Việt Nam đã dần đi vào ổn định, lạm phát được kiềm chế, xuất khẩu tăng 3lần, tỷ lệ nhập siêu giảm mạnh, nhiều chính sách xã hội được triển khai và thuđược nhiều kết quả tích cực, góp phần đảm bảo đời sống nhân dân, duy trì sự pháttriển của nền kinh tế.

Nổi bật là sản xuất công nghiệp tăng 7%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụtiêu dùng tăng 23,1%, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 11,7%, xuất khẩutăng 34,6%, tạo việc làm cho trên 1,2 triệu người… Đặc biệt là lạm phát đượckiềm chế, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng xuống mức thấp nhất là 0,36% kể từ tháng9/2010.

Bên cạnh những kết bước đầu đã đạt được, các thành viên Chính phủ cho rằng, nềnkinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là hoạt động sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do lãi suất cao, trongnhững tháng cuối năm nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu cũng như trả các khoản tíndụng bằng USD sẽ làm tăng áp lực tăng tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế, áplực lạm phát tăng, lũ lụt gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và các nguy cơdịch bệnh…

Trên tinh thần này, các thành viên Chính phủ kiến nghị, song song với việctiếp tục thực hiện các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 11 của Chính phủ cầntập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinhdoanh, như tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn, nhất là vốn cho doanh nghiệp vừa vànhỏ; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư cho các dự ánhoàn thành trong năm nay. Thực hiện các biện pháp quyết liệt để ổn định thịtrường giá cả vào những tháng cuối năm và khắc phục hậu quả do lũ lụt, sớm ổnđịnh sản xuất nông nghiệp…

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát kiến nghị Chínhphủ hỗ trợ 447 tỷ đồng cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gia cố bờ bao và bơmtiêu nước để chuẩn bị mùa vụ tới.

Các thành viên Chính phủ cũng kiến nghị thực hiện các biện pháp cần thiết nhằmổn định tỷ giá VND/USD và lãi suất liên ngân hàng trong những tháng tới, đặcbiệt là hạn chế nợ xấu của hệ thống ngân hàng và kiểm soát chặt chẽ thị trườngbất động sản; tăng cường giám sát đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước vàtrái phiếu Chính phủ.



Toàn cảnh phiên họp


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định rằng Ngân hàng Nhànước sẽ bảo đảm tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng và không để xảy ra đổ vỡcác tổ chức tín dụng, đồng thời tiếp tục giảm trần lãi suất…

Bám sát thực tiễn, điều hành linh hoạt để hoàn thành kế hoạch

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, bên cạnh những kết quả đạtđược bước đầu qua thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, nền kinh tế Việt Nam đangđứng trước nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là lạm phát tăng cao, nếu khôngthực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp sẽ không đạt được mục tiêu 18% đã đề ra.Bởi 2 tháng cuối năm sức ép về giá tăng cao do nhu cầu tiêu dùng tăng… dẫn đếnviệc giảm lạm phát xuống 1 con số trong năm 2012 là hết sức khó khăn.

Thủ tướng cũng nêu rõ những khó khăn mới xuất hiện cần có giải pháp cụ thể đểhoàn thành kế hoạch đã đề ra như sản xuất kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến tốc độsản xuất công nghiệp giảm, hàng hóa tồn kho nhiều, số lượng doanh nghiệp đăng kýmới giảm, tính thanh khoản của nền kinh tế, doanh nghiệp và ngân hàng…

Về nhiệm vụ trong những tháng cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cácbộ, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực, kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệmvụ và giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP. Theo dõi sát tìnhhình để kịp thời điều hành linh hoạt, sát với thực tế, phấn đấu đạt mục tiêukiềm chế lạm phát năm nay ở mức 18%, tạo tiền đề đưa lạm phát năm 2012 về mức 1con số; đồng thời bảo đảm đạt mức tăng trưởng 6%...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡkhó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; nghiên cứu, sửa đổichính sách thuế để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn đẩy mạnhsản xuất; đồng thời hướng nguồn tín dụng vào tập trung cho nông nghiệp, nôngthôn, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp chếbiến nông sản.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát tổng phương tiện thanh toán, tỷgiá, lãi suất... nhằm đạt được yêu cầu kiểm soát lạm phát và duy trì tăngtrưởng.

Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương cân đối đảm bảo đủcác mặt hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương tập trung thựchiện tái cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm tỷ trọng đầu tư từ nguồn vốn nhànước, huy động các nguồn lực khác cho đầu tư, cơ cấu lại vốn đầu tư tập trungcho các dự án, công trình cấp bách gắn với nâng cao chất lượng đầu tư.

Trước mắt, sớm trình Chính phủ đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cáctập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước; đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàngtheo hướng nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng, tăng quy mô hợp lý, phù hợpvới nền kinh tế, khắc phục những tồn tại, yếu kém của hệ thống ngân hàng, giảmcác ngân hàng yếu kém và củng cố Quĩ tín dụng nhân dân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Dứt khoát phải kiểm soát không để ngânhàng nào đổ vỡ và bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân gửi tiền.”

Về thực hiện các chính sách an sinh xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghịcác Bộ, ngành và địa phương quan tâm hỗ trợ người dân vùng lũ, tiếp tục thựchiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo; đồng thời kiểm soát dịch chân taymiệng, an toàn giao thông, cải cách hành chính…

Tập trung thực hiện các nhiệm vụtrước mắt và cả lâu dài để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; đồng thờichỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, tiếp tục hỗ trợ các địa phương và nhân dân thúc đẩyphát triển sản xuất nhất là sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Cũng tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận về Chương trìnhhành động của Chính phủ nhiệm kỳ XIII; đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầngđồng bộ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chiến lượcứng phó với biến đổi khí hậu.

Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)

(0) Bình luận
Điều hành linh hoạt để kiềm chế lạm phát