Sáng 21-7 diễn một sự kiện quan trọng: Đại hội đại biểu Hội Điện Ảnh Việt Nam lần thứ VII. Thực tiễn đời sống điện ảnh nước nhà đang đặt ra hàng loạt nghịch lý cần được bàn bạc và đề xuất cách xử lý trong Đại hội lần này.
Cảnh trong phim "Bẫy rồng"- bộ phim được đánh giá là "ăn khách" trên thị trường
Phóng viên đã có một số ghi nhận từ cuộc traođổi với ông Trần Luân Kim-người đứng đầu Hội Điện ảnh Việt Nam tronghai nhiệm kỳ từ 2000-2010.
Nghịch lý phim hay- ít khán giả?
Theo ông Trần Luân Kim- Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam: Xét từ góc độphim ảnh là một loại sản phẩm hàng hóa thì khán giả là “đầu ra” củađiện ảnh, và trong cơ chế thị trường nó trở thành yếu tố quyết định sựsống còn của các đơn vị sản xuất và người làm phim.
Tuy nhiên, chỉ có rất ít phim có doanh thu, chủ yếu đó là các phim “thịtrường” của tư nhân. Nhiều phim nghệ thuật dẫu có giải thưởng trongnước, quốc tế và được thực hiện bởi đạo diễn có tên tuổi nhưng số khángiả mua vé vào rạp vẫn hết sức khiêm tốn.
Nghịch lý phim hay-ít khán giả tồn tại bấy lâu nay trong thực tiễn điệnảnh Việt Nam đang đặt ra trước người sáng tác, nhà sản xuất, giới chứcquản lý và cả ngành lý luận- phê bình nhiệm vụ phải cắt nghĩa, “bắtmạch” cho đúng nguồn cơn và kê ra các “toa” thuốc trị bệnh hữu hiệu.
Ông Kim khẳng định: Không những cần nâng cao chất lượng phim mà còn cầnđẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm điện ảnh. Cần đổi mớinhận thức về Điện ảnh. "Phim ảnh ở ta vốn được coi như một công cụ tưtưởng, chức năng giáo dục của tác phẩm được đề cao còn chức năng giảitrí của nó lại bị coi nhẹ," ông Kim nhấn mạnh.
Điện ảnh và truyền hình gần gũi mà xa xôi
Ông Trần Luân Kim nhận định: Hoạt động điện ảnh và truyền hình có mốiquan hệ gắn bó khách quan và hữu cơ. Trong đó điện ảnh sẽ là một phầnđầu vào của truyền hình và truyền hình sẽ là một phần đầu ra của điệnảnh.
Hiện đầu vào của truyền hình thiếu, vậy thì có thể đặt các hãng phimlàm phim truyền hình. Như thế, có thể tạo nên một dòng hợp lưu mạnh."Không nên tách chia kiểu tổ chức hành chính giữa điện ảnh và truyềnhình trong khi thực tế đội ngũ nhân sự vẫn 'chạy đi chạy lại' giữa hailĩnh vực này," ông Kim nói.
Số lượng thống kê cho thấy: Sản lượng phim sản xuất từ tháng8-2005 đến nay bao gồm 66 phim truyện nhựa (kể cả phim do tư nhân sảnxuất), trong khi đó riêng năm 2010 đã có hàng nghìn tậpphim truyền hình và hàng trăm tập phim ký sự truyền hình đã được xâydựng...
Và xu hướng diễn viên "ghé chơi"
Ông chủ tịch Hội Điện ảnh cũng thừa nhận một thực tế: Diễn viên điệnảnh ở ta đang có xu hướng nghiệp dư hóa. Chính sự "xuề xòa" này cũng đãdẫn đến chất lượng phim ảnh của ta cứ phải bàn dài dài...
Có thể thấy ngay, về diện mạo bên ngoài thì có vẻ thấy nhiều gương mặt mới nhưng trình độdiễn xuất thực chất lại rất non yếu. Các ca sĩ, người mẫu coi điện ảnhlà “sân” làm thêm để càng nổi tiếng chứ không hết mình với nghề. Nhiều phim, cácdiễn viên không chuyên ghé… chơi. Vui thì nán lại đôi phim. Chán thì vềsân khấu ca nhạc, thời trang hay đi các lĩnh vực khác.
"Thế nhưng, cũng cần phải nói rằng, số lượng phim không nhiều nên diễn viên điện ảnh không có thu nhập ổnđịnh. Nếu muốn họ trụ được với nghề thì phải tạo cho họ sống được bằng nghề,” ôngKim cho hay.
Nhìn ở góc độ khác, một số nhà chuyên môn tâm huyết với nghề lại chorằng, tuy muộn, nhưng cần phải đào tạo một cách có bài bản các thế hệdiễn viên trẻ chuyên nghiệp, kế thừa được những gì mà các bậc đàn anh,đàn chị đã từng làm được từ thuở điện ảnh Việt Nam vẫn còn sơ khai.
(Theo TTXVN)