Mặc dù các cấp, cácngành đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch để khônglây lan ra diện rộng, nhưng người dân vẫn thờ ơ, chủ quan với việc này,nên tình hình dịch vẫn có nguy cơ bùng phát cao.
Thiệt hại nặng nề
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) ngày 5-5, dịch lợn tai xanhđã bùng phát trên 156 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện ở 12tỉnh, thành trong cả nước (Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên,Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Lạng Sơn, Nghệ An, QuảngNinh). Tổng số lợn mắc bệnh đã lên đến gần 50.000 con, đã phải tiêu hủytrên 21.000 con. Một số tỉnh thiệt hại nặng là Hưng Yên: 15 xã có dịch,hơn 17.500 con lợn mắc bệnh, số chết và tiêu hủy là gần 8.000 con; TháiBình: 22 xã mắc bệnh, trên 9.500 con, tiêu hủy gần 2.500 con...
Tiêu hủy lợn tai xanh tại tỉnh Quảng Nam. |
Anh Đặng Huy Mạnh ở thôn Lân là hộ bịthiệt hại nặng nề nhất xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội) buồn rầucho biết: "Riêng gia đình tôi bị tiêu hủy gần 4 tấn thịt lợn". Còn vớitrường hợp của anh Hà, chủ trại chăn nuôi tại xã Thạch Lỗi (huyện CẩmGiàng, tỉnh Hải Dương) thì đã phải tiêu hủy gần 2 tấn lợn do dịch bệnh.Số còn lại nhiều con cũng đã bỏ ăn, sốt cao, chắc khó qua khỏi.
Người dân chủ quan, thờ ơ với dịch
Ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y nhận định, sau 2 - 3 nămkhông có dịch, người dân và chính quyền cơ sở một số địa phương đã lơlà chủ quan. Một số tỉnh phát hiện chậm, có khi sau 7-10 ngày dịch khởiphát và lan ra diện rộng mới nắm được thông tin. Công tác chỉ đạophòng, chống dịch ở cấp tỉnh, cấp huyện còn kịp thời nhưng tới cấp xãthì buông lỏng và xem như chuyện ở nơi khác. Nhiều địa phương còn bấtlực với bệnh tai xanh khi không bố trí được nhân lực đi tiêu hủy lợn bịbệnh. Đặc biệt, người dân quá thờ ơ, chủ quan với dịch lợn tai xanh,coi chuyện lợn ốm chết rất bình thường, chẳng hạn như tỉnh Hải Dương,người chăn nuôi vứt xác lợn đầy trên đường, xuống ao, hồ gây ô nhiễmmôi trường. Ngay tại Hà Nội, ở xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên khi pháthiện lợn ốm chết, người dân cũng thản nhiên vứt xác lợn ra đường đê,xuống ao hồ.
Ông Hoàng Văn Năm cho biết: Mặc dù Bộ NN&PTNT sớm có chỉ thị vềcông tác phòng, chống dịch lợn tai xanh nhưng trên "nóng", dưới "nguội"nên dịch tiếp tục lan rộng, gây hậu quả ngày một nặng nề và chưa có dấuhiệu dừng lại. Đặc biệt, khả năng miễn dịch tự nhiên của đàn lợn rấtkém và dịch đã xuất hiện tại miền Trung (Nghệ An), đồng thời đang uyhiếp các tỉnh phía Nam. Ông Văn Đăng Kỳ, Trưởng phòng Dịch tễ - Cục Thúy lo ngại: Trong khi dịch bệnh liên tiếp lây lan trên diện rộng thìtình trạng bán "chạy" lợn ốm, vận chuyển lén lút lợn từ vùng dịch sangvùng không có dịch vẫn diễn ra. Mặc dù Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã cócông điện đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Sở NN&PTNTtỉnh cùng các ban, ngành liên quan thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ, đồng thời chấn chỉnh công tác kiểm dịch động vật trênđịa bàn. Tuy nhiên, đến chiều 4-5, tỉnh Bắc Giang vẫn chưa có báo cáovề vấn đề này. Công tác quản lý vận chuyển và kiểm dịch động vật cũngbộc lộ những yếu kém, vì vậy đã có trường hợp xe ô tô mang biển kiểmsoát 98K-6848 vận chuyển lợn từ phía Bắc vào Nam đã có dấu "phúc kiểm"của Trạm kiểm dịch Hoàng Mai nhưng vẫn bị Trạm kiểm dịch tỉnh Hà Tĩnhphát hiện một số lợn chết. Lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, cơ quan thú yvùng III cho biết, kết quả dương tính với bệnh tai xanh.
Phòng dịch bằng những biện pháp cụ thể
Ông Đàm Xuân Thành, Cục phó Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho rằng: Phòngbệnh vẫn là việc quan trọng để hạn chế dịch lây lan. Vì vậy, các địaphương cần thường xuyên củng cố hoạt động của các chốt kiểm dịch, hoạtđộng giết mổ và vận chuyển lợn ở vùng có dịch về. Những xã chưa có dịchphải tăng cường công tác kiểm tra để rút kinh nghiệm. Đối với xã códịch lớn phải điều trị tích cực trong vòng 7 ngày, các địa phương cầnnghiên cứu mức hỗ trợ lợn tiêu hủy của các hộ dân cho phù hợp với thịtrường để tránh hiện tượng đưa lợn dịch ra bán ở các nơi khác. Cùngquan điểm này, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT chobiết: Hiện tại, Nhà nước đang hỗ trợ 25.000 đồng/kg đối với lợn tiêuhủy, tuy nhiên hiện nay giá lợn hơi xuống còn 22.000 đồng/kg nên điềunày sẽ dẫn đến tình trạng một số hộ dân lợi dụng buôn bán, vận chuyểnlợn từ huyện có dịch về. Do đó, Nhà nước nên nghiên cứu lại chính sáchhỗ trợ cho hợp lý.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đề nghị các tỉnh, thành phố códịch cần quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, quản lýchặt từng địa bàn thôn, xóm để phát hiện dịch và kịp thời ngăn chặn.Mỗi thôn cần thành lập một tổ kiểm soát các hoạt động lưu thông lợn vàsản phẩm từ lợn trên địa bàn nhằm ngăn chặn dịch lây lan. Bên cạnh đólà tăng cường công tác vệ sinh khử trùng, tiêu độc môi trường trên tấtcả địa bàn dân cư, đặc biệt là nơi có lợn ốm, chết. Đặc biệt, công táckiểm tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn vàcác sản phẩm của lợn phải làm nghiêm túc, triệt để, xử lý nghiêm cáctrường hợp vi phạm.
(Theo Hà Nội mới)