Các phân tích về phân tử vật liệu di truyền virus cúm A/H5N1 tại ViệtNam cho thấy sự tiến hóa quá nhanh của virus này và có những sự thay đổi của kháng nguyên làm giảm độ nhạy củathuốc điều trị cúm.
Từđầu năm đến nay, trên toàn quốc có 4 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trongđó có 1 trường hợp tử vong. Mặc dù dịch cúm gia cầm chỉ xuất hiện nhỏlẻ ở một số tỉnh nhưng đến thời điểm này, tình hình mắc cúm A/H5N1 trênngười đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát trở lại…
Tiếp tục có bệnh nhân mới
Cuối tuần qua, Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (Bộ Ytế) chính thức thông báo ghi nhận thêm một ca dương tính với virusH5N1. Đây là bệnh nhân nữ, 25 tuổi, thường trú tại xã Phù Ninh (SócSơn, Hà Nội). Bệnh nhân khởi phát bệnh vào ngày 5-3 với các triệu chứngsốt cao, ho, đau họng, đau đầu và khó thở. Mặc dù được điều trị khángsinh tích cực nhưng ngày 10-3, bệnh tình tiến triển nặng nên bệnh nhânđược chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai.
Điều tra dịch tễ ban đầu cho thấy, từ đầu tháng3-2010 đến nay, khu vực xung quanh nhà bệnh nhân có gia cầm ốm, chết rảirác. Ngày 11-3-2010, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định kết quảxét nghiệm của bệnh nhân dương tính với virus cúm A/H5N1. Như vậy, tínhtừ trường hợp mắc cúm A/H5N1 đầu tiên (25-12-2003) đến nay, Việt Namghi nhận 116 trường hợp mắc tại 38 tỉnh thành phố, 58 ca tử vong.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòngvà Môi trường nhận định: “Dịch cúm A/H5N1 trên người có nguy cơ bùngphát trở lại do ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao. ở một số địaphương vùng sâu, vùng xa, vẫn còn tình trạng giết mổ và ăn thịt gia cầmbệnh”.
Trước tình hình trên, Cục Y tế Dự phòng tiếp tụckhuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt một số biện pháp phòng chốngdịch như khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ vàsử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương xử lý kịpthời. Người dân không vận chuyển, mua bán gia cầm không rõ nguồn gốc,đặc biệt tại các khu vực có ổ dịch cúm trên gia cầm; bảo đảm ăn chín,uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Người bệnh khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở có liên quan đến cúm giacầm phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Virus H5N1 đang tiến hóa nhanh và độc lực cao
Tại hội nghị quốc gia về hoạt động phòng chống đạidịch cúm ở người năm 2009, triển khai kế hoạch năm 2010 cuối tuần qua,TS. Lê Quỳnh Mai, Trưởng khoa Virus (Viện Vệ sinh dịch tễ T.W) chobiết, qua phân lập hơn 300 virus cúm A/H5N1 trên gia cầm và người bệnhtại Việt Nam, các chuyên gia đã phát hiện có ít nhất 7 nhóm khángnguyên trên virus cúm gia cầm kể từ khi loại virus này có mặt tại ViệtNam.
Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được sự đồng tiến hóacủa các phân đoạn gene giữa các bộ gene khác nhau của virus cúm, đồngthời cũng phát hiện có sự trao đổi và tích hợp giữa các virus cúmA/H5N1 lưu hành tại Việt Nam. Điều đáng lưu ý là, sự pha trộn tích hợpnày được phát hiện ngay trên chính đàn gia cầm mắc bệnh tại Việt Nam,tạo ra dòng virus mới chứ không phải là virus ngoại lai.
Các phân tích về phân tử vật liệu di truyền viruscúm A/H5N1 tại Việt Nam cũng cho thấy sự tiến hóa quá nhanh của virusnày và đều thuộc chủng độc lực cao, có những sự thay đổi của khángnguyên làm giảm độ nhạy của thuốc điều trị cúm. Đây là vấn đề hết sứcnguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng bởi nếu virus cúm A/H5N1 kết hợpvới virus cúm H1N1, H3N2 (có tỷ lệ kháng thuốc từ 30-70%, thậm chí 98%kháng với thuốc Amatadance) để tạo ra chủng virus mới thì nguy cơ xảyra đại dịch với mức độ khó lường cũng dễ thành hiện thực.
Theo TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệtđới quốc gia, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm lại tồn tại song hànhhai loại virus là cúm A/H1N1 và cúm A/H5N1 thì khả năng tái tổ hợp tạora virus mới hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tuyên truyền vẫnlà biện pháp hàng đầu để phòng ngừa dịch cúm. Thế nhưng thực tế đáng longại là sau 7 năm kể từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên, ý thức củangười dân cũng như chính quyền địa phương không thay đổi là mấy. Côngtác phát hiện và điều trị tại địa phương cũng gặp không ít khó khăn.
ThS. Phạm Gia Lai, Phó Giám đốc Sở Y tế Thái Bìnhcho rằng, việc chẩn đoán bệnh nhân mắc cúm A/H5N1 ở tỉnh rất khó bởichỉ ở tuyến tỉnh mới triển khai một số kỹ thuật mới còn ở tuyến huyện,ngoài khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ của cán bộ y tế cũng chưađáp ứng yêu cầu.
BS Bùi Thị Lệ Phi, Phó Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ cảnhbáo: “Việc cách ly bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 và H5N1 là vô cùng khókhăn. Đặc biệt với cúm A/H1N1, do triệu chứng giống cúm thông thườngnên cả người dân lẫn cán bộ y tế cơ sở thường chủ quan. Do vậy, côngtác tuyên truyền cũng như nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ y tế làmột trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa hai đại dịch trên”.
(Theo VOV)